9.3. Suy nghĩ Triệu Phú số 12


9.3. Suy nghĩ Triệu Phú số 12

Người giàu suy nghĩ “cả hai”
Người nghèo nghĩ “hoặc là/hoặc”
Người giàu sống trong một thế giới của sự sung túc. Người nghèo sống trong một thế giới của sự hạn chế. Tất nhiên, cả hai đều sống trong cùng một thế giới vật chất, nhưng sự khác biệt nằm trong cách nhìn của họ.
Đa số người nghèo và tầng lớp trung lưu xuất thân từ cảnh khốn khó. Họ sống theo những phương châm như: “Tất cả chỉ có chừng đó để chia nhau, chừng đó không bao giờ đủ cả, và bạn không thể có được mọi thứ.” Và mặc dù bạn có thể không có khả năng có tất cả mọi thứ, tôi nghĩ bạn chắc chắn có “tất cả mọi thứ bạn thực sự cần.”
Bạn muốn một sự nghiệp thành công hay một quan hệ thân thiết với gia đình? Cả hai! Bạn muốn tập trung vào công việc hay được chơi vui vẻ thỏa thích? Cả hai! Bạn muốn tiền bạc hay ý nghĩa cuộc sống của bạn? Cả hai! Bạn muốn kiếm được cả gia tài lớn hay làm công việc bạn thích? Cả hai! Người nghèo luôn chọn một trong hai, người giàu chọn cả hai.
Người giàu hiểu rằng với một chút sáng tạo bạn có thể hầu như bao giờ cũng tìm ra cách để có thể có cái tốt nhất của cả hai thế giới. Từ lúc này, khi đối diện với khả năng lựa chọn “hoặc là/hoặc”, câu hỏi tinh hoa để bạn tự hỏi bản thân là “Làm sao tôi có được cả hai?” Câu hỏi này sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn. Nó sẽ đưa bạn từ thế giới chật hẹp của sự hạn chế sang vũ trụ rộng lớn của những khả năng bất tận và sự phong phú sung túc.
Điều đó không chỉ liên quan đến những cái bạn muốn, nó liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ, ngay lúc này đây, tôi chuẩn bị làm việc với một nhà cung cấp đang không thỏa mãn với chúng tôi, tin rằng công ty Đào tạo Khả năng Đỉnh cao của tôi phải trả một số chi phí của họ mà chúng tôi từ đầu đã không đồng ý trả. Quan điểm của tôi là việc tính toán chi phí của anh ta là việc của anh ta, không phải của tôi, và nếu anh ta đã chịu chi phí cao thì là vì có cái gì đó anh ta phải xem xét. Tôi sẵn sàng đàm phán một hợp đồng mới cho lần sau, nhưng tôi cương quyết trong việc tuân theo hợp đồng đã được thỏa thuận. Nếu như trong những ngày túng quẫn của tôi trước kia, tôi sẽ tiến hành cuộc thảo luận với mục đích thể hiện quan điểm của tôi và đảm bảo rằng tôi không trả gã đó dù chỉ một xu hơn những gì chúng tôi đã thỏa thuận. Và thậm chí tôi vẫn muốn giữ anh ta làm nhà cung cấp, cuộc thảo luận chắc chắn sẽ có kết cục là một cuộc tranh cãi to. Tôi sẽ dẫn đến suy nghĩ hoặc là anh ta thắng, hoặc là tôi thắng.
Hôm nay, bởi vì tôi đã tập luyện để suy nghĩ theo cách “cả hai”, tôi sẽ tiến hành cuộc thảo luận này hoàn toàn cởi mở để tạo ra tình huống tôi không phải trả anh ta thêm tiền và anh ta sẽ trở nên rất hạnh phúc với thỏa thuận mới mà chúng tôi sẽ cùng đồng ý. Nói cách khác, mục đích của tôi là có cả hai !
Đây là một ví dụ khác. Vài tháng trước tôi quyết định sẽ mua ngôi nhà nghỉ hè ở Arizona. Tôi tìm kiếm trong khu vực tôi quan tâm, và tất cả môi giới bất động sản đều nói với tôi rằng nếu tôi muốn ba phòng ngủ cộng một phòng làm việc trong khu vực đó, tôi sẽ phải chi trên một triệu đôla. Ý định của tôi là giữ mức đầu tư của mình cho ngôi nhà đó dưới một triệu đôla. Phần lớn mọi người sẽ hạ thấp yêu cầu của mình hoặc nâng cao mức dự kiến đầu tư. Tôi từ chối cả hai. Mới đây, tôi nhận được cú điện thoại rằng chủ một ngôi nhà trong đúng khu vực tôi muốn với số phòng như tôi muốn, vừa giảm giá bớt 200.000 đôla xuống dưới một triệu. Đó là thêm một minh chứng cho xu hướng muốn có cả hai là đúng!
Cuối cùng, tôi thường nói với cha mẹ mình rằng tôi không muốn làm nô lệ trong công việc tôi không thích và rằng tôi sẽ “làm giàu bằng cách làm những gì tôi yêu thích”. Câu trả lời của họ thường là: “Con đang sống trong thế giới mơ mộng. Cuộc sống không phải toàn màu hồng.” Họ nói: “Kinh doanh là kinh doanh, giải trí là giải trí. Đầu tiên, con phải lo kiếm sống, sau đó, nếu còn có thời gian thừa, con có thể giải trí.”
Tôi nhớ mình đã thầm nghĩ, “Hừm, nếu nghe theo cha mẹ mình sẽ có kết cục như họ. Không. Tôi phải có cả hai!” Cái đó có khó không? Bạn có thể đoán. Thỉnh thoảng tôi phải đi làm những công việc tôi chán ghét trong một hay hai tuần để tôi có cái ăn và trả tiền thuê nhà. Nhưng tôi không bao giờ đánh mất ý chí muốn có “cả hai”. Tôi không bao giờ bị kẹt lâu trong công việc hoặc kinh doanh tôi không thích. Cuối cùng, tôi đã trở nên giàu có khi làm những việc tôi yêu thích. Bây giờ khi tôi biết rằng điều đó là có thể được, tôi tiếp tục chỉ đi theo những công việc, những dự án tôi yêu thích. Điều tốt nhất từ tất cả những cái đó là bây giờ tôi có cơ hội được dạy người khác để làm như thế.
Không ở đâu mà cách suy nghĩ “cả hai” lại quan trọng như trong lĩnh vực tiền bạc. Người nghèo và nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu tin rằng họ phải chọn một trong hai – hoặc là tiền bạc, hoặc là những yếu tố khác trong cuộc sống. Và kết quả là họ củng cố quan điểm cho rằng tiền không quan trọng bằng những thứ khác.
Chúng ta hãy nói thẳng. Tiền là quan trọng! Nói rằng tiền bạc không quan trọng như bất ký thứ gì khác trong cuộc sống là lố bịch. Cái gì quan trọng hơn, chân bạn hay tay bạn? Có lẽ cả hai đều quan trọng?
Tiền bạc là dầu bôi trơn. Nó cho phép bạn “trượt” đi trong cuộc sống thay vì bị trày xước liên miên. Tiền bạc mang sự tự do – sự tự do để mua những gì bạn muốn với thời gian của bạn. Tiền bạc cho phép bạn hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống cũng như cho bạn cơ hội giúp đỡ người khác có được những thứ cần thiết trong cuộc sống. Quan trọng nhất, có nhiều tiền bạc cho phép bạn không phải tiêu hao năng lượng của mình để lo lắng về việc không có tiền.
Hạnh phúc cũng quan trọng. Tuy nhiên, đây là chỗ người nghèo và giới trung lưu hay nhầm lẫn. Rất nhiều người tin rằng tiền bạc và hạnh phúc là hai phạm trù loại trừ nhau, rằng hoặc là bạn có thể giàu có hoặc là bạn có thể hạnh phúc. Tât nhiên, đó không là gì khác ngoài sự cài đặt và định hình sai lầm trong tâm thức từ quá khứ.
Người giàu có trong mọi ý nghĩa của từ này đều hiểu rằng bạn phải có cả hai. Cũng như bạn phải có cả hai: đôi chân và đôi tay bạn, bạn phải có cả tiền bạc và hạnh phúc.
Bạn có thể vừa có chiếc bánh ngọt vừa ăn nó!
Và đây là một sự khác biệt cơ bản khác nữa giữa người giàu, giới trung lưu và người nghèo: Người giàu tin rằng “Bạn có thể vừa có chiếc bánh ngọt vừa ăn nó.” Người trung lưu tin rằng “Bánh ngọt là quá đắt, nên tôi sẽ chỉ lấy một miếng nhỏ.” Người nghèo không tin rằng họ có thể có bánh ngọt, nên họ gọi món bánh rán tròn có lỗ rồi tập trung vào cái lỗ trống đó, và thắc mắc tại sao họ không có gì.
Qui tắc Thịnh vượng số 29:
Người giàu tin rằng “Bạn có thể vừa có chiếc bánh ngọt vừa ăn nó.”
Người trung lưu nói “Bánh ngọt là quá đắt, nên tôi sẽ chỉ lấy một miếng nhỏ.”
Người nghèo không tin rằng họ có thể có bánh ngọt, nên họ gọi món bánh rán tròn rỗng, rồi tập trung vào cái lỗ rỗng đó, và thắc mắc tại sao họ không có gì
Tôi hỏi bạn, bạn có chiếc bánh của mình để làm gì nếu bạn không thể ăn nó? Chính xác là bạn sẽ làm gì với nó? Để nó lên bàn thờ của bạn và ngắm nó? Bánh ngọt nghĩa là để ăn và thưởng thức.
Những suy nghĩ quanh quẩn vấn đề chọn lựa “cái này hoặc cái kia” luôn tồn tại trong đầu óc những người tin rằng: “Nếu tôi có nhiều hơn, thì một người nào đó sẽ có ít đi”. Suy nghĩ này không là gì khác ngoài sự định hình suy nghĩ từ quá khứ dựa trên nỗi sợ và sự tự vệ. Khái niệm cho rằng người giàu trên thế giới tích cóp tất cả tiền bạc nên không còn gì để lại cho bất kỳ ai khác, là phi lý. Trước hết, niềm tin đó giả định rằng nguồn cung cấp tiền bạc là có giới hạn. Tôi không phải là nhà kinh tế, nhưng từ những gì tôi thấy thì người ta vẫn luôn liên tục in thêm hàng đống tiền mỗi ngày. Nguồn cung cấp tiền thực tế không chỉ dành riêng cho bất cứ loại tài sản thực nào từ vài chục năm nay. Vì vậy, thậm chí nếu người giàu có sở hữu tất cả tiền bạc hôm nay thì ngày mai sẽ có triệu, nếu không nói hàng tỷ đôla khác luôn sẵn sàng cho tất cả.
Một chi tiết mà những người có niềm tin hạn chế này có vẻ như không nhận ra là cùng một đồng tiền có thể sử dụng hết vòng này đến vòng khác để tạo ra giá trị cho tất cả mọi người. Tôi sẽ dẫn ra đây một ví dụ tôi đã dùng trong các buổi hội thảo của chúng tôi. Tôi yêu cầu năm người bước lên bục và mang theo một vật gì đó. Tôi bảo họ đứng thành một vòng tròn. Sau đó, tôi đưa cho người đầu tiên một tờ 5 đôla và yêu cầu họ dùng số tiền đó để mua thứ mà người số hai mang theo. Giả sử đó là cây bút. Giờ người số hai đã có được 5 đôla. Người số hai lại dùng 5 đôla này để mua, một bìa hồ sơ chẳng hạn, từ người số 3. Theo cách đó, đồng 5 đôla cứ thế chuyền đi cho đến khi qua hết cả năm người. Tờ 5 đôla được sử dụng để mang lại giá trị cho những người có nó, nghĩa là 5 đôla khi đó đi qua tay năm người khác nhau và tạo ra giá trị 5 đôla cho mỗi người, hay tổng giá trị 25 đôla cho cả nhóm. Đồng 5 đôla đó đã không bị tan nát và khi quay vòng tròn, nó tạo giá trị cho mỗi người.
Những bài học rất rõ ràng. Thứ nhất, tiền không bị tan biến đi; bạn có thể sử dụng nhiều lần từ năm này qua năm khác và cho hàng nghìn và hàng nghìn người. Thứ hai, khi bạn càng có nhiều tiền thì bạn càng đưa nhiều tiền vào vòng xoay, để sau đó những người khác có càng nhiều tiền vào việc mua bán để thu được giá trị lớn hơn.
Điều đó hoàn toàn đối lập với suy nghĩ “hoặc là/hoặc”. Ngược lại, khi bạn có tiền và sử dụng đồng tiền đó, cả bạn và người mà bạn đưa tiền sẽ đều có được giá trị đó. Nói thẳng thắn là, nếu bạn lo lắng về người khác và về việc chắc chắn họ sẽ nhận được phần của họ (nếu có phần đó), hãy làm những gì cần thiết để trở nên giàu có sao cho bạn có thể phát tán nhiều tiền hơn ra xung quanh.
Nếu tôi có thể đưa ra một ví dụ cho bất cứ điều gì nữa, thì đó sẽ là việc bạn có thể là một người dễ chịu, yêu thương, chăm sóc, hào phóng, có lý trí và là một người giàu thực sự. Tôi mạnh dạn khuyên bạn hãy xua tan sự ngộ nhận rằng tiền bạc là xấu theo bất cứ cách nào hay rằng bạn sẽ ít “tốt” hơn hay ít “trong sáng” hơn nếu bạn giàu có. Niềm tin này tuyệt đối là xúc xích Ý (trong trường hợp bạn mệt mỏi với từ vớ vẩn), và nếu bạn cứ ăn nó mãi bạn sẽ không chỉ béo mập, mà bạn sẽ vừa béo mập vừa túng quẫn. Này, bạn còn biết một ví dụ khác cho “cả hai” hay hơn không!
Thưa các bạn, là người đễ chịu, hào phóng, và yêu thương không có gì liên quan đến cái có hoặc không có trong ví bạn. Thuộc tính đó đến từ thứ ở trong đầu bạn. Là người trong sáng và có lý tưởng không có gì liên quan thứ bạn có hoặc không có trong tài khoản ngân hàng của bạn. Thuộc tính đó đến từ cái có trong tâm hồn bạn. Nghĩ rằng tiền bạc làm bạn tốt hay xấu, kiểu nào cũng vậy, là suy nhĩ kiểu “hoặc là/hoặc” và đó chỉ là “rác rưởi được lập trình” không hề hỗ trợ cho hạnh phúc và thành công của bạn.
Điều đó cũng hoàn toàn không hỗ trợ những người xung quanh bạn, đặc biệt đối với trẻ em. Nếu bạn cứng rắn thế với việc là một người tốt, hãy tốt vừa đủ để không tiêm nhiễm sang thế hệ tiếp theo với niềm tin làm suy yếu mình mà bạn có thể đã tiếp nhận không hề cố ý.
Nếu bạn thật sự không muốn sống một cuốc sồng chỉ có những giới hạn, thì dù ở hoàn cảnh nào đi nữa, bạn cũng nên nhanh chóng xóa bỏ lối suy nghĩ “chỉ một trong hai” đó đi và quyết tâm để có “cả hai”.
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tôi luôn suy nghĩ “cả hai”!”.
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Hãy tập suy nghĩ và sáng tạo ra những phương cách để có “cả hai”. Bất cứ khi nào bạn có sự lựa chọn giữa hai khả năng, hãy hỏi bản thân, “Làm sao để tôi có thể có cả hai?”
2. Hãy nhận thức rõ tiền bạc trong vòng quay làm tăng giá trị cuộc sống của tất cả mọi người. Mỗi khi bạn tiêu tiền, hãy nói với bản thân, “Số tiền này sẽ qua tay hàng trăm người và tạo ra giá trị cho tất cả những người đó”.
3. Hãy nghĩ về bản thân như một hình tượng cho người khác – tỏ ra rằng bạn có thể rất dễ thương, hào phóng, yêu quý mọi người và giàu có!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét