Morinda Noni Việt Nam


Tahitian Noni International đổi tên thành Morinda Bioactives

Ngày 7 tháng Một năm 2012, những sáng lập viên và Ban Điều Hành của Tahitian Noni International đã có một công bố táo bạo: Tahitian Noni International sẽ chính thức đổi tên thành Morinda Bioactives vào tháng Tư, 2012.
Morinda Noni Việt Nam
Tên Morinda bắt nguồn từ tên khoa học của quả noni: Morinda citrifolia. Vì thế, như chủ tịch Wadsworth đã nói, tên công ty mới và duy nhất này kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trong hơn 16 năm qua, Morinda Bioactives đã rất thành công trong việc quảng bá và kinh doanh loại cây thuốc tự nhiên mang hoạt chất sinh học hơn bất kì công ty nào khác trên thế giới. Tên công ty mới sẽ là một biểu tượng của sự cam kết của Morinda trong việc tiếp tục phát triển, cải tiến và chia sẻ hoạt tính sinh học với thế giới.

CHÚNG TÔI ĐẠI DIỆN CHO
SỨC KHỎE VÀ
HẠNH PHÚC.

Chúng tôi tin vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng tỉ người trên thế giới bằng cách giải quyết những vấn đề cũ theo phương thức mới, và bằng cách loại bỏ những mối đe dọa lớn nhất về sức khỏe trên toàn cầu hiện nay một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho thế hệ mai sau.

Điều này có ý nghĩa hơn là kinh doanh đơn thuần.
Đây là chiến dịch hoạt tính sinh học.

Các Sáng Lập Viên

John Wadsworth

Chủ Tịch Morinda Bioactives, Phó Chủ Tịch Morinda Holdings, Inc.

John Wadsworth là người đầu tiên nhìn ra tiềm năng to lớn của quả noni. Với sự bền bỉ, tầm nhìn và tài năng của ông mà một phương pháp thu hoạch và xử lý loại quả Morinda citrifolia đã được phát triển. Trước khi thành lập công ty mà giờ đây có tên là Morinda Bioactives, John đã giúp hướng dẫn nhiều công ty khác nhận ra tầm nhìn của họ. Kinh nghiệm của ông bao gồm quản lí hoạt động nhà máy thực phẩm, giám sát chất lượng trong việc sản xuất thực phẩm, và phát triển sản phẩm mới.  

Stephen Story

Vice President of Morinda Holdings, Inc.

Stephen Story đã phát triển trên 1,000 sản phẩm khác nhau. Ông là một người tiên phong trong các lĩnh vực như là thực phẩm bổ sung cho việc ăn kiêng, dinh dưỡng trong thể thao, thực phẩm thay thế sữa, thực phẩm dinh dưỡng cho người biếng ăn, và nhiều sản phẩm thực phẩm khác. Ông là người khai sinh ra hãng Stephen's Gourmet Cocoa và là người đã công thức hóa, thiết kế, và đóng góp vào sự thành lập của công ty.
Stephen đã giúp tập hợp các sáng lập viên năng động của tập đoàn Morinda lại với nhau. Ông biết cách giúp cho đồng đội làm việc và cùng phát triển với nhau. Stephen đã gặt hái được những kinh nghiệm quí báu với tư cách là một nhà lãnh đạo và là một người làm việc siêng năng trong sự nghiệp lẫy lừng của mình.

Kerry Asay

Chủ Tịch và Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Morinda Holdings, Inc.

Kerry Assay giữ chức vụ Chủ Tịch và Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị (CEO) của Morinda Holdings. Là một trong năm nhà sáng lập của Tập đoàn Morinda Bioactives, ông là một người lãnh đạo dày dạn và năng động. Trước khi Kerry tham gia cùng với Morinda, ông giữ chức Chủ tịch và CEO của một tập đoàn hàng triệu đô la.  Những điểm sáng dưới sự lãnh đạo của Kerry tại Tập đoàn Morinda bao gồm việc thực hiện một trong các chương trình bảo hiểm chất lượng tốt nhất trong ngành công nghiệp và chương trình đào tạo phân phối viên vẫn đang được áp dụng đến ngày hôm nay.
Kerry hiện nay tập trung sức lực của mình để giúp cho tất cả mọi người trên thế giới có thể trải nghiệm sản phẩm Thrive Adaptogenics. Ông khẳng định rằng "Không có một lý do nào để không sử dụng Thrive". 

Kim Asay

Phó Chủ Tịch Morinda Holdings, Inc.

Kim Asay là Phó Chủ Tịch của Morinda Holdings. Trước khi thành lập Morinda,  Kim đã có một ảnh hưởng to lớn với cương vị là Phó Chủ Tịch phụ trách bán hàng tại một tổng công ty hàng triệu đô la khác. Với bằng cấp kinh tế cùng với một kỹ năng kinh doanh tuyệt vời, Kim là người thật sự phù hợp với vị trí này.
Khi Kim lần đầu tiên gặp John và Stephen năm 1995, ông ngay lập tức nhận ra Thrive Adaptogenics thật đặc biệt. Trong suốt nhiều tháng sau buổi gặp gỡ đó, tình cảm của Kim về những chất lượng độc nhất của Thrive đã được củng cố qua quá trình nghiên cứu, sử dụng, và từ kinh nghiệm của những người khác. Ông cảm thấy rằng với những bằng chứng cụ thể về sự độc nhất của Thrive, mọi người sẽ nhận ra sản phẩm này tuyệt vời đến nhường nào. 

Kelly OIsen

Phó Chủ Tịch Morinda Holdings, Inc.

Kelly Olsen rất am hiểu về kinh doanh theo mạng. Ông đã tham gia ngành kinh doanh này được 27 năm, trong suốt thời gian đó ông đã làm nhà phân phối, tư vấn viên, người bán lẻ, và cũng đã nắm giữ nhiều vị trí quản lí cấp cao khác nhau. Kelly tham gia Morinda Bioactives năm 1996 và là mảnh ghép quảng bá còn thiếu trong đội ngũ Ban Điều Hành tài năng đang có. Khi ông nhận ra sức mạnh của Thrive Adaptogenics, ông đã cam kết bản thân cố gắng 110% đối với sản phẩm tuyệt vời này. Kelly nói "Đối với tôi, đó thật giống như tìm ra nguồn nước trên một sa mạc khô cằn".
Kelly chính là người có tầm nhìn trong chiến lược quảng bá toàn cầu tên gọi Morinda Bioactives và thiết lập nên thương hiệu Morinda. Dưới tầm nhìn của một người lãnh đạo như ông, Morinda Bioactives đã tạo ra cơ hội cho hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới và đã chi trả trên 2 tỷ đô la hoa hồng cho những nhà phân phối của mình. Là một bậc thầy trong lĩnh vực quảng bá, điểm mạnh của Kelly là việc tạo ra và nắm bắt lợi thế của những cơ hội tuyệt vời.

Giới thiệu về bHIP GLOBAL


Chào mừng đến với bHIP toàn cầu

Giới thiệu về bHIP GLOBAL
Giới thiệu về bHIP GLOBAL
Các văn phòng điều hành của bHIP Global được đặt tại Dallas, Texas. Chúng tôi cũng có nhiều văn phòng và cơ sở tại St. Paul, Minnesota và Branson, Missouri. bHIP Global thực sự khác biệt bởi thực tế trong hơn 7 năm qua, 30 triệu đô-la đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ thống của công ty với đội ngũ quản lý và nhân viên giàu kinh nghiệm tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ quản lý của bHIP Global cam kết cung cấp sân chơi toàn cầu cho tất cả những ai đang mong muốn xây dựng sự nghiệp kinh doanh lâu dài trên khắp thế giới. bHIP Global là công ty tư nhân, sở hữu sức mạnh từ nền tảng toàn cầu với việc mở rộng kinh doanh tại 30 quốc gia trong 30 tháng. bHIP Global bắt đầu năm 2007 tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Canada và Puerto Rico. Sự phát triển ra toàn thế giới của bHip Global sẽ được tiếp tục bởi những nhà bảo trợ sản phẩm trên toàn thế giới.
bHIP Toàn cầu được công nhận là công ty đầu tiên cung cấp “một nguồn năng lượng mới” cho thị trường. Công thức pha trộn năng lượng là “năng lượng thảo dược sạch” được xem như là một sự sáng tạo mới trong ngành nước uống giải khát. Năng lượng bHIP là loại đồ uống giải khát cao cấp cho người tiêu dùng tại Mỹ, Canada, Peurto Rico, Mê-hi-cô, Úc, Niu-zi-lân, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Philippines, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Hungary, Áo, và Nhật Bản. Sản phẩm Hiệu quả cao này có khả năng giúp con người cảm nhận được tác dụng trong một vài phút nhưng kéo dài trong nhiều giờ. Triết lý của bHIP Global là khi họ THỬ, họ CẢM NHẬN và họ sẽ muốn CHIA SẺ SẢN PHẨM với người khác. Bhip Energy, sản phẩm mang tính đột phá của bHIP Toàn cầu, được phân phối bởi những nhà bảo trợ sản phẩm của bHIP Global trên khắp thế giới. bHIP Global chuyển những đồng đô-la dành cho việc quảng cáo và tiếp thị để trả cho những nhà bảo trợ sản phẩm để thâm nhập sâu vào thị trường bằng cách chia sẻ sản phẩm bHIP Energy với thế giới. bHip Global có tiêu chuẩn cao nhất khi hướng đến sự toàn vẹn của sản phẩm và công ty.

Bán hàng đa cấp ở Việt Nam: Méo mó và biến tướng


Sau khi Chuyên đề ANTG đăng hai kỳ về sự sụp đổ của Công ty Agel, nhiều bạn đọc trong đó đa số là nhà phân phối gửi thư đến tòa soạn bày tỏ hoang mang. Các ý kiến thắc mắc: Nếu kinh doanh đa cấp (KDĐC) là xấu, là lừa đảo thì tại sao loại hình này vẫn phát triển ngày càng mạnh trên thế giới, và trong nước cơ quan quản lý vẫn tiếp tục cấp phép? Còn nếu KDĐC không xấu thì tại sao lâu nay dư luận liên tục lên án, báo chí kịch liệt phê phán?
Bán hàng đa cấp ở Việt Nam 1
 Thực ra điều này không hề mâu thuẫn. Bản chất KDĐC vốn không xấu, nhưng khi vào Việt Nam nó bị người ta bóp méo để trục lợi nên đã bị biến tướng và không còn vận hành đúng theo nguyên tắc bán hàng của phương thức kinh doanh này. Nguyên nhân sụp đổ của Agel Việt Nam cũng chính là hiện trạng của KDĐC ở Việt Nam.
Phương thức kinh doanh mới
Ngành KDĐC (những tên gọi khác: bán hàng đa cấp - BHĐC, bán hàng theo mạng - BHTM, kinh doanh theo mạng - KDTM, Network Marketing hoặc Multi Level Marketing - MLM) xuất hiện từ những năm 40 của thế kỷ trước ở Mỹ. Karl Renborg, nhà hóa học người Mỹ, sản xuất một loại sản phẩm vitamin bào chế từ thực vật, ban đầu không bán được. Sau đó ông nhờ người giới thiệu và có thưởng khi giới thiệu được người mua. Không ngờ việc bán hàng thu lại hiệu quả ngoài tiên liệu. Năm 1939, Karl Renborg thành lập Công ty Nutrilite Products và bán hàng theo phương thức này.
Năm 1959, Công ty Amway ra đời, phát triển nhanh chóng ở Mỹ, sau đó lan ra toàn thế giới. Đến giờ Amway đã trở thành một công ty hàng đầu thế giới với chi nhánh trên 125 nước chiếm 60% thị trường bán hàng đa cấp (BHĐC). Hiện công ty này đã có chi nhánh tại 8 tỉnh, thành ở Việt Nam, và đã đặt nhà máy sản xuất tại Đồng Nai năm 2008. Vào năm này, Amway đã có 3 triệu phân phối viên toàn cầu, doanh số đạt 8,2 tỉ USD.
Sau Amway, hàng loạt công ty bán hàng theo phương thức đa cấp ra đời ở Mỹ. Có thể kể đến Nuskin, FLP, Tahitan Noni, Oriflame, Vision, Herbalife… và trong đó có cả Agel, tuy mới ra đời tháng  10/2005 nhưng đã trở thành hiện tượng trong làng KDĐC. Ở Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ (FPT) cũng đã bán hàng theo phương thức đa cấp, bắt đầu từ việc bán sản phẩm Games online và các sản phẩm công nghệ khác, và thành công nhất là sản phẩm làm đẹp ứng dụng từ công nghệ tế bào gốc của Công ty Cổ phần Mạng lưới Hữu Nghị (FNC). Nếu bản chất KDĐC là xấu, lừa đảo, thì không thể nào FPT lại đi hủy hoại thương hiệu hình ảnh đã dày công gây dựng 20 năm qua trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Chỉ trong vòng 1 năm, từ tháng 4/2010 đến 4/2011 FNC đã đạt doanh thu 58 tỉ đồng, trả hoa hồng cho nhà phân phối gần 18 tỉ đồng.
Tuy nhiên KDĐC không phải thuận lợi ngay từ đầu mà không trải qua sóng gió. Năm 1975, trong Hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những nhân vật phản đối KDTM. Đây là đòn đánh đầu tiên của Chính phủ Mỹ vào KDTM. Công ty Amway đứng mũi chịu sào với vụ kiện kéo dài 4 năm từ 1975 đến 1979. Cuối năm 1979, Tòa án thương mại liên bang Hoa Kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway. Từ đó bộ luật đầu tiên về KDTM đã ra đời tại Mỹ và ngành KDĐC đã thực sự được công nhận. Ở Mỹ người ta phân biệt rất rõ BHĐC với hình tháp ảo. BHĐC là thu nhập có từ việc bán hàng, còn hình tháp ảo là người đi trước thu lợi từ việc tuyển dụng người sau chứ không bán hàng, là vi phạm pháp luật và bị cấm.
Từ đó đến nay KDĐC đã có những bước tiến dài. Theo các tạp chí ở Mỹ như Success, http://networdmaketing.com, http://mlm.com,..., Network Marketing đã thực sự bùng nổ trên toàn cầu. Đến nay thế giới có trên 30.000 công ty KDĐC với trên dưới 100 triệu nhà phân phối (NPP), doanh số đã đạt trên 500 tỉ USD/năm. Theo dự báo của các chuyên gia phân tích kinh tế, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của KDTM và 70% lượng hàng hóa sẽ được bán theo phương thức này.
KDTM đã làm thay đổi cuộc sống con người với khoảng 500 ngàn người trên toàn thế giới đã trở thành triệu phú. Ở Mỹ đã có hàng chục người trở thành tỉ phú, hàng trăm người trở thành triệu phú xuất thân từ KDĐC. Trong đó, Randy Gage được giới KDĐC tôn làm thần tượng không chỉ vì thu nhập tỉ đô mà còn vì những đóng góp to lớn của ông trong lĩnh vực này. Ông đã viết nhiều cuốn sách nói về kiến thức và kinh nghiệm bán hàng, nổi tiếng nhất là cuốn “Xây dựng doanh nghiệp trong kinh doanh theo mạng sản sinh lợi nhuận” được giới KDĐC xem là bí kíp thành công trong bán hàng, đào tạo và xây dựng hệ thống. Edgard Michel, phi hành gia vũ trụ trên con tàu Apollo 14 và là một trong 6 người đã đặt chân lên mặt trăng, sau khi giải nghệ trong ngành du hành vũ trụ, ông đi BHĐC và hiện đang là nhà tư vấn cho 2 công ty KDĐC ở Mỹ. "Cả đời, tôi là người đi tiên phong, là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du hành vũ trụ và trong ngành công nghiệp kinh doanh theo mạng" là câu nói nổi tiếng của phi hành gia này.
KDTM được chấp nhận và phát triển nhanh chóng vì ngoài việc tạo ra một lực lượng tiêu thụ hàng hóa ổn định, mà còn vì giúp người khác có việc làm, thay đổi cuộc sống và có thể làm giàu. Richard Poe, biên tập viên của tờ Success, đã dành hẳn một mục thường kỳ trên trang "Mạch đập" nói về KDTM. Và ông trở nên nổi tiếng với cuốn “Làn sóng thứ ba”, một cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Trọn tinh thần của cuốn sách ông đánh giá KDĐC là một phương thức kinh doanh đầy tính nhân văn, nhân bản nhờ việc giúp đỡ người khác có việc làm và thay đổi cuộc sống. Cuốn sách của ông cùng với cuốn sách của Randy Gage được xem là bửu bối của giới KDTM.
Vào Việt Nam: Lợi dụng và bóp méo
KDĐC vào Việt Nam khoảng 10 năm qua nhưng phải đến  năm 2006 thì mới có công ty được cấp phép. Công ty Sinh Lợi được cấp phép đầu tiên vào tháng 1/2006, nhưng đến tháng 6 cùng năm đó bị thu hồi. Đây là vụ việc đầu tiên về việc bán hàng sai nguyên tắc KDĐC. Sinh Lợi đã quảng cáo quá mức công năng của sản phẩm, và bán với giá cao gấp vài lần đến vài chục lần so với giá thị trường, lôi kéo người để có thu nhập từ tuyển dụng chứ không chú trọng bán hàng.
Đặc điểm của loại hình kinh doanh này là sản phẩm phải khác biệt, nên thực phẩm chức năng (TPCN) được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên khó xác định chất lượng của TPCN, và vì mục đích lôi kéo người vào hệ thống của mình, người ta đã nói quá về công dụng của sản phẩm, như thần dược chữa bách bệnh. Điều đó đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn quảng cáo chất lượng, công dụng của sản phẩm như tình trạng hiện nay, khiến người tiêu dùng như bị lạc vào ma trận của thông tin. Từ đây, giá cả cũng rất khó kiểm soát.
Những hình ảnh của sự thành công này khiến người ta tưởng rằng BHĐC là con đường làm giàu nhanh chóng, và đã biến nó thành công cụ để lừa đảo nhau.
Một trong những điểm mà KDĐC ở Việt Nam bị chỉ trích gayBán hàng đa cấp ở Việt Nam gắt là lừa đảo lôi kéo người khác. Những NPP khi đi tư vấn bán hàng và tuyển dụng chỉ nêu mặt được, mặt tốt của KDĐC mà không nói đến yếu tố khó khăn. Trong khi đó không phải ai cũng có tố chất làm kinh doanh. Và đây cũng không hề là công việc nhàn hạ. Phải lao động gian khổ, chăm chỉ miệt mài ngày đêm mới có thu nhập ít ỏi ban đầu.
Đầu cơ là tình trạng nhức nhối trong KDĐC ở Việt Nam. Randy Gage, trong cuốn sách của mình đã cho rằng nền tảng của KDĐC là bán lẻ, hàng hóa phải đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên khi vào Việt Nam, hoạt động đầu cơ đã khiến cho hệ thống bị rỗng và cuối cùng vỡ tan tành như Agel Việt Nam. Tập đoàn Agel (Mỹ) chọn yếu tố "Doanh nghiệp" trong đồ hình Kim tứ đồ của nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nhật bản Robert Kyosaki làm tiêu chí để xây dựng hệ thống bán hàng, nhưng những người đứng đầu ở Agel Việt Nam soạn thảo lại, chọn yếu tố "Đầu tư" làm mục đích, thực ra là xúi giục đầu cơ.
Vào Việt Nam vào tháng 7/2008, nhưng đến năm 2009 đã có tháng doanh thu của Agel Việt Nam lên đến 2 triệu USD. Chắc chắn phần lớn trong số này là tiền xúi giục đầu cơ mà có. Bà Huỳnh Hải Yến là người đỡ đầu cho ông Hoàng Mạnh Hưng, có nghĩa đã đồng tình với cách làm phi pháp này. Chính những người đứng đầu cao nhất của Agel Việt Nam đã phá nó, nhà hỏng từ nóc nên nhà sập càng nhanh. Đáng tiếc cho Agel, có cơ hội trở thành công ty hàng đầu với một sản phẩm rất tốt nhưng đã tự hủy hoại sự nghiệp của mình.
Ngoài đầu cơ, một trong những nguyên nhân khá quan trọng khiến Agel sụp đổ, đó là năng lực quản lý của công ty. Khi đi tư vấn, các NPP chỉ nêu những nhà lãnh đạo lừng danh của tập đoàn… ở bên Mỹ, nhưng quên rằng đang làm việc với Agel Việt Nam, với đội ngũ lãnh đạo xộc xệch và nội bộ như mớ bòng bong. Công ty luôn luôn có giám đốc ủy quyền là người Việt Nam do người Mỹ tự ý chỉ định, không ngoài việc đưa người quen của mình vào. Chỉ trong 3 năm đã thay đổi 3 đời giám đốc ủy quyền, cho thấy sự bất ổn quá lớn. Điều này đã gây ra những chồng chéo về công việc, va chạm quyền lợi và cạnh tranh quyền lực khiến nội bộ liên tục lục đục.
Trả lời PV ANTG, bà Hoàng Hải Yến cho biết, hiện công ty có 1,3 tỉ đồng ký quỹ, bản thân bà chịu trách nhiệm 10% vốn đăng ký là 300 triệu đồng, tổng cộng là 1,6 tỉ sẽ bồi thường cho NPP. Số này sẽ chẳng thấm vào đâu so với thiệt hại của 3 vạn NPP, nhưng hiện nay người Mỹ đã không còn ở đây, chỉ còn người Việt quay sang chỉ trích, cấu xé nhau.
Lúng túng quản lý
Theo con số cập nhật mới nhất, hiện nay trong nước có 63 công ty bán hàng theo phương thức đa cấp đã được cấp phép, với xấp xỉ 1 triệu NPP, chưa kể còn hàng chục công ty hiện đang bán hàng theo phương thức này nhưng không đăng ký. Một số công ty như Qivana, Bhip, Jeuness… tuy chưa được cấp giấy phép nhưng cũng đã bán hàng, xây dựng hệ thống. Theo Sở Công thương TP HCM, các công ty BHĐC đã có đóng góp khá lớn trong việc nộp ngân sách và giải quyết việc làm. Doanh thu từ BHĐC tăng gấp 4 lần, từ 614 tỉ đồng năm 2006 lên 2.799 tỉ đồng năm 2010. Sở này thừa nhận, công tác quản lý BHĐC thời gian qua chưa được chặt chẽ, thậm chí cơ quan quản lý cũng không hiểu nhiều về phương thức này và đã cấp phép cho cả những gì mình không hiểu biết.
Sắp tới đây Sở Công thương TP HCM sẽ không cấp phép cho công ty có mô hình trả thưởng là nhị phân, lý do Sở cho rằng mô hình này dễ gây ra tình trạng đầu cơ, lôi kéo người và dễ gãy đổ do không chặt chẽ. Thực ra, bản chất lừa đảo trục lợi nằm ở chỗ con người chứ không phải mô hình. Trong KDĐC có 4 mô hình trả thưởng là nhị phân, ma trận, đều tầng, và bậc thang ly khai. Cả 4 mô hình này đều có nguyên tắc giống nhau là thu nhập của người trước có được từ việc tuyển dụng và bán hàng của người sau. Như vậy, nếu người có lòng tham thì có thể xúi tuyến dưới đầu cơ hoặc tự mình đầu cơ. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, mô hình cũng kích thích lòng tham của con người.
Riêng mô hình nhị phân có yếu tố công ty găm giữ tiền hoa hồng của khách hàng. Khi doanh số bán hàng của hai hệ thống không đồng đều, NPP chỉ được trả phần hoa hồng đến phần hệ thống yếu hơn đạt được. Như vậy sự chênh lệch doanh số càng lớn thì lượng tiền hoa hồng của NPP bị găm giữ càng nhiều. Đồng thời mô hình này tiểm ẩn yếu tố không chủ trương bán hàng, đó là ngược lại với nguyên tắc KDĐC là bán lẻ trực tiếp, hàng hóa phải đến tay người tiêu dùng.
Đã nhiều năm qua, báo chí và dư luận liên tục phê phán, lên án BHĐC là lừa đảo không phải là không có lý do. Các công ty chỉ cố nhồi nhét cho NPP ôm thật nhiều hàng hóa mà không hề chú trọng việc đào tạo kỹ năng xây dựng hệ thống, kỹ năng bán hàng. Do đó NPP muốn thành công trong KDĐC rất cần phải có kiến thức đầy đủ thì mới có thể chọn được một công ty tốt và phù hợp với mình, tránh được những rủi ro trong bối cảnh BHĐC tranh tối tranh sáng như hiện nay. Đồng thời các công ty BHĐC trong nước cũng cần phải soi rọi lại mình để điều chỉnh, nếu không muốn đi lại vết xe của Agel Việt Nam

Aviance international


Nhận biết Aviance - Aviance Unilever Việt Nam
Về Aviance 300x225 Về AvianceVề Aviance
Unilever từ lâu đã được thành lập như là một trong những nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng hàng đầu thế giới. Bây giờ chúng tôi đang đưa ra bạn là một phần của sự thành công của chúng tôi thông qua một kênh tiếp thị mới hứa hẹn thu nhập vượt trội như là một doanh nhân độc lập với vẻ đẹp cao cấp và các sản phẩm của chúng tôi giữ gìn sức khỏe. Với aviance, bạn sẽ vượt trội với các cá nhân đạt thành tích cao và sớm được trên con đường của bạn để thu nhập vô hạn và không giới hạn.
Về Aviance 1 300x199 Về AvianceVề Aviance
Unilever đã phân nhánh ra từ thị trường bán lẻ vào ngành công nghiệp bán hàng trực tiếp vào năm 2000. Xây dựng trên nền tảng mạnh mẽ và toàn cầu của Unilever, aviance là tiếp thị mạng lưới kinh doanh cơ hội bạn nên tìm kiếm và mong muốn là một phần của. Chúng tôi sẵn sàng để nắm lấy bất cứ ai với tinh thần của một doanh nhân. Mọi người đều được cung cấp cơ hội để phát triển tài sản của họ cho hàng triệu người thông qua vẻ đẹp cao cấp aviance và các sản phẩm sức khỏe và tổ chức kết nối mạng mạnh mẽ của chúng tôi. Cơ hội này toàn cầu đã tạo ra một nền tảng vững chắc của người tiêu dùng và các đối tác trên khắp thế giới và đã thực sự hứa hẹn lợi nhuận vô biên về những nỗ lực của một người.
aviance là một thành viên của hiệp hội bán hàng trực tiếp của thị trường mà nó hoạt động. Chúng tôi cũng là thành viên của Liên đoàn Thế giới của Hiệp hội bán hàng trực tiếp. 
Aviance Unilever Việt Nam

Jeunesse global Việt Nam


Giới thiệu chung về Jeunesse  : Jeunesse không như những câu chuyện cũ về chăm sóc da và thực phẩm bổ sung. Chúng tôi càng không giống như mô hình kinh doanh đa cấp trước đây. Jeunesse là mô hình kinh doanh toàn cầu, giúp mọi người đạt được những mong muốn của họ sức khỏe, tuổi trẻ, vẻ đẹp & một cuộc sống đáng sống.

jeunesse global

Jeunesse kết hợp những đột phá khoa học vào một hệ thống sản phẩm giúp tăng cường sự trẻ hóa thông qua những tác động từ cấp độ tế bào. Tập trung vào việc nâng cao sức khỏe, tuổi thọ & tái tạo tế bào, các dòng sản phẩm của chúng tôi giúp mọi người có thể tận hưởng một cuộc sống sôi động & đầy màu sắc đồng thời hướng tới mục tiêu cuối cùng & quan trọng nhất - Sự trẻ hóa.

Jeunesse mang lại sự trẻ hóa thông qua 4 yếu tố sáng tạo sau:

Sản phẩm. Hệ thống tăng cường trẻ hóa (YES) không chỉ mang lại diện mạo trẻ trung. Mà đó là sự cảm nhận sức khỏe & tuổi trẻ lâu dài từ bên trong. Ngay cả những công nghệ khoa học mà chúng tôi ứng dụng cũng mới & tiên tiến nhất. Công thức sáng chế hiện đại của chúng tôi giúp mang lại hiệu quả thực tế - Sự Trẻ Hóa.

Con người. Jeunesse chia sẻ một giá trị cảm xúc mà không một công ty kinh doanh mạng nào có được. Văn hóa của Jeunesse như một dòng chảy vẹn nguyên tới tận những giá trị cốt lõi được tạo nên bởi những người sáng lập. Dòng chảy đó đã ươm mầm cho bao trái ngọt - những mối quan hệ dựa trên nền tảng tôn trọng, tin tưởng & thân ái Đây là phần thưởng tuyệt vời mà thành viên đại gia đình Jeunesse toàn cầu đang từng ngày, từng giờ được trải nghiệm.

Kế hoạch. Với một kế hoạch trả thưởng thực tế và mang lại nhiều lợi ích nhất cho nhà phân phối, Jeunesse có thể giúp nhiều người kiếm được nhiều tiền hơn. Những chương trình nghỉ dưỡng phong phú & các chuyến du lịch khích lệ… đó là cách chúng tôi phát triển công việc kinh doanh. Bởi lẽ, thưởng thức cuộc sống chính là một phần của văn hóa Jeunesse. Tìm hiểu thêm về Cơ hội của chúng tôi.>

Nền tảng. Jeunesse không thiết lập những chiến lược kinh doanh mạng cổ điển, truyền thống. Chúng tôi kết hợp công nghệ thế hệ mới với nền tảng tiên tiến nhất mà các nhà phân phối mong muốn.

Mô hình kinh doanh đa cấp gây tranh cãi tại Mỹ


Hệ thống bán hàng đa cấp của công ty Herbalife khiến nhiều người dân Mỹ lâm vào cảnh nợ nần không thể kiểm soát nổi chỉ vì mơ làm giàu nhanh khi tham gia bán sản phẩm Herbalife.

Nhóm phóng viên của hãng tin CNBC đã thực hiện một cuộc điều tra đặc biệt kéo dài 10 tháng nhằm vào hệ thống bán hàng đa cấp của công ty Herbalife.
Bản tin của CNBC bắt đầu với câu chuyện của một người phụ nữ có tên Nicole Lopez. Cô Lopez muốn kiếm thêm tiền và được làm việc ở nhà để có thời gian gần gũi với con cái nhiều hơn. Nhưng rốt cục, cô mất hàng nghìn USD khi tham gia vào hệ thống bán hàng của Herbalife, công ty tiếp thị đa cấp với các sản phẩm như thực phẩm chứng năng bổ sung và giảm cân.
Không muốn lôi kéo người khác vào mạng lưới bán hàng này, cách mà hầu hết những người bán hàng Herbalife thực hiện để kiếm tiền, cô Lopez quyết định dừng cuộc chơi sau 11 tháng và chịu mất 10.000 USD tiền đầu tư.
Mô hình kinh doanh đa cấp gây tranh cãi tại Mỹ
Herbalife đã kịch liệt “phản pháo” những lời chỉ trích cho rằng công ty này là một mô hình lừa đảo kim tự tháp. Ảnh: CNBC
Sau đó, khi được CNBC “hỏi thăm”, Herbalife đã trả lại một phần tiền mà cô Lopez bị mất và gọi trường hợp của cô là kết quả của “sự tư vấn tồi”. Nhưng theo hãng tin này, trường hợp của cô Lopez không phải là duy nhất. Cuộc điều tra củaCNBC đã tìm ra hàng chục người rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Bán hàng đa cấp (multi-level marketing) là cách thức bán hàng mà sản phẩm được bán thông qua một hệ thống các nhà phân phối thuộc các cấp khác nhau, trong đó có nhiều người làm việc tại nhà và được trả tiền dựa trên sản phẩm được bán cũng như số nhà phân phối khác mà họ lôi kéo tham gia.
Nhiều người được CNBC phỏng vấn cho biết, họ phát hiện ra rằng, việc bán sản phẩm khó hơn họ tưởng. Sau khi không còn “mồi chài” được bạn bè người thân mua hàng, người bán hàng thường xoay sở bằng cách chi ra hàng trăm thậm chí là hàng nghìn USD để mua sản phẩm lấy doanh số, nhưng đôi khi chẳng đi đến đâu.
Họ phát hiện ra rằng, tiền mà họ thực sự kiếm được là từ việc lôi kéo người khác tham gia bán sản phẩm, tạo ra một mạng lưới các nhà phân phối “cấp dưới”. Họ càng lôi kéo được nhiều nhà phân phối thì càng kiếm được nhiều tiền, và họ ở cấp càng cao trong mạng lưới thì tỷ lệ lợi nhuận mà họ nhận được càng cao.
Bởi vậy mà ở Mỹ đang dấy lên một cuộc tranh cãi về việc liệu Herbalife và các công ty bán hàng đa cấp khác có thực chất chỉ là những mô hình lừa đảo dạng kim tự tháp (pyramid scheme). Trong những mô hình dạng này, các nhà phân phối kiếm tiền bằng cách tuyển những người bán hàng khác thay vì tự thân bán sản phẩm, với lợi nhuận của những người ở cấp trên cùng của mạng lưới đồng nghĩa với thiệt hại của những người ở cấp dưới cùng.
Cuộc tranh cãi này đã thu hút được sự chú ý của Phố Wall, dẫn tới một cuộc đấu quyết liệt giữa các quỹ đầu cơ khổng lồ xung quanh cổ phiếu Herbalife.
Một tài liệu của nhà chức trách Mỹ công bố hôm thứ Tư tuần này cho thấy, quỹ Third Point do Dan Loeb dẫn đầu đã mua 8% cổ phần của Herbalife. Động thái này đưa Loeb vào thế đối đầu với một nhà quản lý quỹ đầu cơ khác là Bill Ackman, người đã bán khống hơn 20 triệu cổ phiếu Herbalife, tương đương khoảng 1/4 số cổ phiếu đang lưu hành của công ty này.
Tới lúc này, nhiều nhà phê bình cho rằng, các quy định giám sát đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Mỹ đã lỗi thời.
Trong vai những người muốn tham gia hệ thống, phóng viên của CNBC đã tham gia vào một sự kiện tuyển nhà phân phối của Herbalife ở New York. Sự kiện này do một cặp đôi đến từ Long Island đã bán hàng Herbalife hơn 20 năm đứng ra tổ chức. Diễn ra trong một phòng hội nghị của khách sạn, sau vài lời giới thiệu, các nhà phân phối Herbalife, bao gồm cả một học sinh phổ thông, bước lên sân khấu kể chuyện rằng Herbalife đã giúp họ “đổi đời” ra sau. Họ nói về số cân nặng họ giảm được, huyết áp cải thiện, năng lượng dồi dào hơn, và đương nhiên là cả số tiền mà họ kiếm được. Có người cho biết họ kiếm được hàng nghìn USD mỗi tháng, thậm chí là 10.000 USD, 20.000 USD, và 65.000 USD.
Một nhà phân phối nói rằng, “chiếc xe đầu tiên của tôi là một chiếc Mercedes và tôi mua được nó nhờ Herbalife”. Tuy nhiên không ai nói rõ là họ kiếm được tiền từ bán sản phẩm hay là từ tuyển dụng người mới.
Joe Mariano, Chủ tịch Hiệp hội Bán hàng trực tiếp, cho biết ranh giới giữa mô hình kim tự tháp và kinh doanh đa cấp hợp pháp rất mong manh. "Vấn đề nằm ở hoa hồng. Nếu phần lớn hoa hồng chỉ đến việc tuyển dụng thay vì đến từ bán sản phẩm thì hoạt động kinh doanh đó có vấn đề".
Những công ty như Herbalife tuyên bố họ có những quy định chặt chẽ, nhưng cuộc điều tra của CNBC đã phát hiện ra rằng, rất khó để giám sát hoạt động của hàng triệu nhà phân phối khắp thế giới. Chẳng hạn, các nhà phân phối được yêu cầu phải chứng minh được một số lượng sản phẩm nhất định được bán cho khách hàng thật bên ngoài hệ thống phân phối. Tuy nhiên, thông tin từ một tài liệu của Herbalife cho thấy, công ty không hề đảm bảo được điều này.
Herbalife đã kịch liệt “phản pháo” những lời chỉ trích cho rằng công ty này là một mô hình lừa đảo kim tự tháp. “Tại sao các anh lại nói đến Bernie Madoff ở đây? Nói vậy là có ý gì?”, CEO Herbalife, ông Michael Johnson, nói.
Phóng viên CNBC cũng đã thâm nhập vào các câu lạc bộ dinh dưỡng của Herbalife. Được mở ra đầu tiên ở Mexico vào năm 1999 bởi một nhà phân phối, những câu lạc bộ này giờ đã trở thành động cơ tăng trưởng của Herbalife và là một nỗ lực để giảm tình trạng các nhà phân phối phải đi gõ cửa từng nhà để bán hàng và lôi kéo người tham gia như trước đây. Bỏ ra khoảng 4-6,5 USD tiền mặt mỗi ngày, các thành viên trong câu lạc bộ nhận được một cốc đồ uống giảm cân và một cốc trà.
Hiện ở Mỹ vẫn chưa có một cơ quan chức năng nào thể hiện rõ vai trò giám sát hoạt động bán hàng đa cấp. Có chuyên gia nói rằng, đó là Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và cơ quan này có nhiều thẩm quyền nhất. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, kiểu gì Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) sẽ vào cuộc.
Theo ông David Vladeck, cựu Giám đốc Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng Mỹ, có một lý do khiến các công ty kinh doanh đa cấp trá hình không bị phá luật “sờ gáy” là vì có ít người chịu đứng lên tố cáo. Trên thực tế, nhiều người đã “sập bẫy” với bán hàng đa cấp nhưng họ ngần ngại không muốn làm to chuyện.
Do xấu hổ, những người như Nicole Lopez và Sharon Shea thường tự trách mình thay vì đứng lên kể rõ câu chuyện của mình. Lopez đã bán Herbalife từ năm 2005 sau khi tìm hiểu qua bạn bè và Internet. Theo Lopez, cô đã nói với người tuyển dụng rằng cô chẳng biết gì về kinh doanh nhưng người này đã bảo cô không có gì đáng ngại, Herbalife có một kế hoạch "sẵn có" để bất cứ ai cũng có thể thành công.
Còn Shea, người đã sử dụng Herbalife để giảm cân, đã quyết định thử tham gia hệ thống này khi chồng mất. Cô đã trở thành nhà phân phối vào năm 2010 với mức áp doanh số rất cao. Shea cho biết cô đã chi 3.000 USD tiền mặt để trở thành "người giám sát" (supervisor). Shea được thuyết phục rằng cô có thể dùng Internet để bán hàng và tuyển dụng, nhưng rốt cục, để duy trì doanh số cô đã phải bỏ tiền ra mua hàng. Chỉ vài tháng sau, cô đã từ bỏ công việc này, chấp nhận mất 15.000 USD.
Khi CNBC liên hệ với Herbalife về những gì đã xảy ra với Shea và Lopez, công ty này đã hoàn trả lại cho họ một phần khoản thua lỗ, và cho rằng những thất bại của họ là do được tư vấn kém. CEO Johnson của Herbalife nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC: “Chúng tôi không vui vì những gì xảy ra với họ. Ai cũng buồn cả thôi. Cơ hội của họ đã không được nhận ra".
Theo VnEconomy

Bóc trần các chiêu kinh điển bán hàng đa cấp


Các công ty bán hàng đa cấp thường có những chiêu lừa đảo “kinh điển” như nâng giá bán, “thổi’ chất lượng sản phẩm…

Bóc trần các chiêu kinh điển bán hàng đa cấp
Sự phát triển bất bình thường dẫn đến Agel rỗng ruột và sụp đổi nhanh chóng.
Bán hàng đa cấp trở thành “điểm nóng” của thị trường trong nhiều năm qua. Những công ty hoạt động đúng quy định không nhiều trong khi những công ty bị đánh giá là lừa đảo xuất hiện nhan nhản với số lượng thành viên rất lớn. Các công ty bán hàng đa cấp có rất nhiều chiêu lừa đảo.
Nâng giá bán sản phẩm
Hình thức lừa đảo được nhắc tới nhiều nhất chính là việc các công ty nâng giá sản phẩm. Vốn là “chim đầu đàn” trong hệ thống bán hàng đa cấp, công ty Sinh Lợi được đưa ra mổ xẻ nhiều nhất.
Nếu cách đây khoảng 6 năm, 1 sản phẩm máy ozin của Sinh Lợi được bán với giá khoảng 1,5 triệu đồng thì tới bây giờ khi Sinh Lợi trở thành Thiên Ngọc Minh Uy, giá bán sản phẩm này đã tăng lên hơn 3 triệu đồng theo thời giá.
Tuy nhiên, điều đáng nói, sản phẩm này trên thị trường chỉ được bán với mức giá từ 800.000 đồng tới hơn 1 triệu đồng. Như vậy, hơn 2 triệu đồng đã nằm trong tay những người tham gia. Các sản phẩm khác đều được bán với giá “trên trời” như áo ngực Nano giá 3,2 triệu đồng,…
Vấn đề “thổi” giá của Thiên Ngọc Minh Uy (Sinh Lợi trước đây” đã được cơ quan chức năng công bố. Năm 2006, Đoàn thanh tra do Sở Thương mại Tp. HCM thành lập kiểm tra đã công bố 22 mặt hàng mỹ phẩm đang được Sinh Lợi kinh doanh “có vấn đề” về xuất xứ.
Theo thông báo, một bộ mỹ phẩm được dán mác Đài Loan giá vốn là 709.571 đồng nhưng được Sinh Lợi bán ra với giá 3 triệu đồng. Trên sản phẩm này, tên, địa chỉ của nhà sản xuất không được in hay dán trên chai, lọ, vỏ hộp mà chỉ dán băng keo trong ghi “made in Taiwan”, rất dễ tháo gỡ.
Công ty TNHH Thương mại Lô Hội cũng là một trong những “điểm đen” của bán hàng đa cấp. Đây là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam nhập khẩu và phân phối độc quyền các loại sản phẩm Forever Living của Aloe vera of America, Inc-Hoa Kỳ (AVA), giá hàng nhập khẩu và giá mà Công ty Lô Hội bán sỉ, bán lẻ tại Việt Nam đều do AVA ấn định tạo ra sự chênh lệch quá cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Theo kết luận thanh tra, mặt hàng Sonya Mascara của Canada giá vốn chỉ có 14.834 đồng nhưng Lô Hội bán sỉ tới 171.000 đồng (gấp hơn 11 lần) và bán lẻ 244.000 đồng (gấp 15 lần). Một sản phẩm khác là viên bổ sung dinh dưỡng Forever Bee Pollen chỉ có giá vốn 3.271 đồng nhưng Lô Hội bán sỉ là 244.000 đồng (gấp 74 lần), bán lẻ 348.000 đồng (gấp 117 lần).
“Thổi” chất lượng sản phẩm
Không chỉ nâng giá sản phẩm lên tới cả chục lần, các công ty bán hàng đa cấp còn nhập khẩu hàng chất lượng không được đảm bảo.
Sau khi kiểm tra công ty Sinh Lợi, đoàn thanh tra cho biết hạn sử dụng trên vỏ hộp, trên nhãn phụ chỉ in “dùng trong 3 năm kể từ ngày sản xuất” trong khi ngày sản xuất lại không được in trên chai mà lại được đóng dấu bằng mực đen, xanh, đỏ ở phía trong phần trên của vỏ hộp. Màu mực đóng dấu khác với màu mực in các thông tin trên bao bì.
Khi đoàn thanh tra yêu cầu công ty xuất trình hồ sơ gốc của các mỹ phẩm đã đăng ký tại Cục quản lý dược Việt Nam thì công ty không xuất trình được.
Giải trình vấn đề này, Công ty Sinh Lợi cho biết, trong 22 mặt hàng mỹ phẩm nói trên có 5 mặt hàng do công ty trực tiếp nhập khẩu từ Đài Loan, 17 mặt hàng còn lại được Công ty TNHH TM – DV Hoành Vũ nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc và Sinh Lợi mua lại. Tuy nhiên, cả 2 công ty Sinh Lợi và Hoành Vũ đều không trình được hồ sơ gốc.
Sau khi Sinh Lợi bị đóng cửa vì nhiều sai phạm và lừa đảo, Thiên Ngọc Minh Uy đã xuất hiện thay thế Sinh Lợi. Và sản phẩm được công ty này khuếch trương nhiều chính là sản phẩm áo ngực nano.
Theo quảng cáo thì loại áo này là một “phát minh vĩ đại của thế kỷ 21″ với nhiều tác dụng. Tại một số trang web, thông tin về chiếc áo ngực được đăng hoành tráng với hàng loạt chức năng, công dụng như giúp ngực nở, phát triển cân đối, làm hồng nhũ hoa, chống xảy xệ, phòng chống bệnh ung thư và các chứng bệnh về vú, chống lãnh cảm, tàn nhang, mụn nhọt… Kèm theo là những câu chuyện, hình ảnh, video clip khá bắt mắt về “hiệu quả” của người sử dụng áo nano…
Bà Phạm Thị Huy, Giám đốc Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, khẳng định “áo nano” có tác dụng làm đẹp và phòng bệnh, đã được cơ quan của Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận hẳn hoi. Giấy chứng nhận mà bà Huy nói, thực chất là kết quả phân tích của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) dành cho sản phẩm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Trang thiết bị y tế và công trình y tế (Bộ Y tế), khẳng định về nguyên tắc nếu là sản phẩm phòng chữa bệnh, đơn vị nhập khẩu phải có các giấy tờ chứng nhận và cấp phép của cơ quan hữu trách Việt Nam rồi mới được bán ra ngoài.
Trong khi, cũng theo ông Tuấn, đến nay cơ quan y tế chưa nhận được thông tin xin phép hay cấp phép cho sản phẩm nịt ngực có tác dụng phòng chữa bệnh.
Công ty Lô Hội cũng bị kết luận có hành vi nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa không đạt chất lượng. Ngày 15.9, Công ty này nhập kho 100 hộp phấn che khuyết điểm hiệu Sonya Colour Collection 25g do Cty Cosmetica Laboratories – Canada sản xuất và đã xuất bán 87 hộp.
Theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm – Mỹ phẩm TP. HCM thì các sản phẩm trên không đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã cung cấp.
Không chỉ Sinh Lợi, Lô Hội “thổi” chất lượng sản phẩm, những công ty đa cấp khác cũng dùng chiêu này để lừa gạt khách hàng.
Trong các buổi hội thảo, một số người tự xưng là cấp trên của Herbalife tại Việt Nam đã quảng cáo về các sản phẩm này có vai trò dinh dưỡng bổ sung như: Thải độc tố, tăng cường sức khỏe, điều chỉnh trọng lượng…
Họ cũng khuếch trương cho sản phẩm bằng những thông tin rất hấp dẫn như, ra đời tại Mỹ năm 1980 thì năm 1985 đã là sản phẩm cung cấp thường xuyên cho các phi công của NASA; hàng ngày có 45 triệu người sử dụng loại thực phẩm này và hiện đã có mặt ở thị trường 60 nước trên thế giới…
Tuy nhiên, dược sĩ Trương Thị Xuân Huệ sau khi xem xét các hộp sản phẩm mẫu đã cho biết, việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm tại nhà riêng không được cơ quan chức năng cho phép tức là hình thức truyền bá lén lút, không minh bạch. Sản phẩm này sai hoàn toàn về quy chế nhãn (hàng nhập chính ngạch qua công ty phải có nhãn phụ ghi rõ cơ quan nhập khẩu, hạn dùng, nếu là thuốc phải có toa tiếng Việt…).
 
Bắt thành viên phải mua hàng
Mua hàng với giá đắt đỏ để trở thành hợp tác viên hoặc chuyên viên kinh doanh của các công ty đa cấp dường như đã trở thành điều tất nhiên. Thế nhưng không phải ai cũng biết khi bắt người tham gia mua hàng, các công ty đa cấp đã làm sai luật.
Điều 48 Luật Cạnh tranh, cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp: “Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”.
Tuy nhiên một số công ty lách luật bằng cách yêu cầu người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm. Ngoài ra, luật cấm “cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp…”.
Ngoài ra, lợi dụng kẽ hở của Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm trái. Cụ thể khoản 1, Điều 7, Nghị định quy định: “Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, “tham gia” tức là chỉ vào mạng lưới với mục đích dùng hàng hoặc bán lẻ, còn để kinh doanh, để có quyền mời người, để phát triển hệ thống thì gọi là đầu tư. Mà đầu tư thì phải đóng tiền là lẽ đương nhiên.
Khoản 2, Điều 7 quy định: “Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. Để lách quy định này, các doanh nghiệp cho rằng công ty không ép mua, hàng hóa là do người tham gia tự nguyện mua tích sẵn ở nhà phòng khi khách hỏi đột ngột…
Ngoài ra, các công ty đa cấp còn vi phạm luật khi cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp và cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán.
Im thin thít rồi lặn mất tăm
Các công ty đa cấp có nhiều hành vi lừa đảo. Và hành vi cuối cùng chính là biến mất cùng “núi tiền” của hàng ngàn người. Vụ biến mất đình đám nhất trong thời gian gần đây chính là sự kiện Agel.
Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ giữa năm 2008, Agel Việt Nam nhanh chóng nổi lên như một trong những nhãn hàng kinh doanh đa cấp thành công, nhất là ở thời điểm những sản phẩm đa cấp – cũng là các thực phẩm chức năng – xuất hiện sớm hơn phần nào bị người tiêu dùng tẩy chay. Trên nhiều diễn đàn, người ta đã coi Agel như mạng lưới kinh doanh đa cấp số 1 ở Việt Nam
Tuy nhiên đến tháng 2.2011, Công ty Agel đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và chỉ sau một đêm đã thu dọn toàn bộ đồ đạc tại ngôi nhà rồi “biến mất” đến tận bây giờ.
Luật sư Lê Thiên, Giám đốc Cty Luật Lê&Liên danh, cho biết, với các tình tiết như: Dừng hoạt động đột ngột không thông báo, không thanh toán hết tiền hoa hồng cho nhà phân phối, nợ hàng chưa trả lại cho nhà phân phối… và không xuất hiện để giải quyết hậu quả, đã đủ yếu tố để cấu thành tội danh lừa đảo đối với Giám đốc Agel Việt Nam.
Theo Nghị định 110, quy định về bán hàng đa cấp, điều 19 ghi rõ, công ty bán hàng đa cấp khi ngừng hoặc chấm dứt hoạt động phải thông báo với các sở chức năng tại địa bàn, đồng thời phải thông báo công khai ở trụ sở chính và cho những người tham gia biết trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Trước đó, hàng loạt các công ty đa cấp cũng âm thầm biến mất nhưng chỉ có Sinh Lợi là “hồi sinh” chỉ sau vài ngày biến mất. Sinh Lợi “hồi sinh” dưới cái tên mới là Thiên Ngọc Minh Uy.
Theo VTC

Kinh doanh Amway – Cái nhìn rõ về Kinh doanh theo mạng (Đa cấp) ở Việt Nam


Lời mở đầu xin hãy nghe qua quan điểm mà tôi đã bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu và trải qua để có được:

bh1


“LÀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, BIẾT SỐNG VÌ MỌI NGƯỜI, CÁC BẠN HÃY MẠNH DẠN NÓI KHÔNG VỚI KINH DOANH ĐA CẤP”
Vì sao? Tôi luôn xác định Kinh doanh đa cấp thực sự không LỪA ĐẢO như các bạn hay rợn tóc gáy về một loại hình kinh doanh ảo, và sản phẩm của AMWAY thì rất tốt, tôi không so sánh với các nhãn hiệu khác vì tôi không phải một chuyên gia… Và vì sao quan điểm của tôi lại khá là cứng như vậy, các bạn hãy đọc bài viết của tôi nếu bạn đang thực sự quan tâm đến lĩnh vực Kinh doanh đa cấp này. Bài viết này của tôi thực sự không phải viết vì nhuận bút, không phải viết để chống phá một tổ chức nào và càng không phải là một bài viết theo QUAN ĐIỂM PHIẾN DIỆN (Chỉ nhìn một mặt vấn đề) Và bài viết không dài đối với những gì các tuyến trên sẽ cho bạn đọc.

Trước đây, tôi có viết một bài về amway, để phân tích rõ cái lợi và cái hại của AMWAY mà đa phần người Việt Nam chỉ muốn thu lợi nhưng thực sự không biết bắt đầu như thế nào để rồi rơi vào vòng luẩn quẩn của kinh doanh theo mạng. Đã được sự góp ý và nhiều lời cảm ơn sâu sắc, nay tôi viết một bài phân tích kỹ lưỡng hơn về AMWAY dành cho những ai chưa biết hoặc đang rơi vào vòng luẩn quẩn của nó.

Đầu tiên xin kể về kỷ niệm tham gia AMWAY của tôi, tôi, một nhà phân phối AMWAY theo đúng nghĩa của nó.

Tôi có một người bạn, nói than thì không phải thân lắm, nhưng hai chúng tôi ngưỡng mộ nhau vì một biệt tài và chí hướng riêng. Và chúng tôi thực sự có một tình bạn đẹp. Bạn ấy có một

Một hôm bạn ấy rất vui vẻ rủ tôi uống café rất nhiệt tình, tôi có cảm giác bạn ấy chưa hề nhiệt tình đến vậy, tôi cũng rất hân hoan và đi với bạn ấy, bạn ấy có nói sẽ chia sẻ cho tôi một cơ hội kinh doanh, tôi, một người rất đam mê kinh doanh và đang tìm cho mình một sự nghiệp vững chắc về lĩnh vực lập trình ứng dụng, nghe bạn ấy nói về một CƠ HỘI KINH DOANH, tôi đã thực sự bị lôi cuốn vì nghĩ rằng bạn ấy có một BÍ QUYẾT KINH DOANH hoặc một CÁCH THỨC KINH DOANH mới giới thiệu đến tôi.

Mở đầu, bạn ấy mở 1 Slide Powerpoint có tên “AMWAY – NƠI CUỘC SỐNG TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN”, Slide trình bày rất đẹp mắt và giới thiệu về Amway, chắc có lẽ ai xem qua slide này cũng đã từng bị lôi cuốn bởi những lời văn của nó, Slide đề cao sự SÁNG TẠO trong kinh doanh. Nội dung SLIDE tóm gọn như sau: “2-5 năm nữa, cuộc sống bạn sẽ như thế nào? Có giống hiện tại hay không? Bạn muốn thứ 2 hàng tuần của bạn không phải là xách cặp lên cơ quan, lên công ty làm việc mà nằm nghỉ mát ở một bãi biển với người yêu, người vợ của mình? Bạn hãy tham gia AMWAY, và giấc mơ sẽ trở thành sự thật. MỖI NGÀY BẠN CHỈ PHẢI LÀM VIỆC 1-2 TIẾNG THAY VÌ LÀM 8-10 TIẾNG NHƯ MỌI NGƯỜI”

Tôi luôn tìm hiểu và muốn hiểu rõ một ngành nghề hoặc công việc nào đó trước mới bắt đầu tham gia nó. Nhưng AMWAY không THAM GIA MIỄN PHÍ, nên tôi buộc lòng phải mua cái gọi là BỘ KHỞI ĐỘNG (Giá 200.000đ) và bắt đầu tìm hiểu. Và tôi thực sự thích tìm hiểu cái mà người ta gọi là KINH DOANH ĐA CẤP, bản thân tôi chưa hề phản đối kinh doanh đa cấp.

Vài ngày đầu tham gia AMWAY, tôi thực sự lôi cuốn bởi cách làm việc rất KHOA HỌC và làm việc THEO NHÓM, điều này làm tôi thực sự hài lòng. Sau đó tuyến trên đã giới thiệu cho tôi một tuyến dưới, xem như xây dựng cho tôi trước một tuyến dưới để động viên tôi, đó chính là cô gái của cuộc đời tôi, một kỷ niệm thật dễ thương phải không? Thế là tôi và cô ấy luôn đi cùng nhau trong những buổi thảo luận học tập về AMWAY… Tình yêu của tôi cũng bắt đầu từ đó… Hai đứa hân hoan đi làm AMWAY… Và cũng không vì mục đích nào khác là sẽ cùng nhau xây dựng tương lai.

Nhưng những ngày sau đó, với sự LOGIC bình sinh (Hơi ngông tí), tôi cảm nhận ngay được sự máy móc trong công việc mình đã chọn… Tôi có những câu hỏi như sau mà ngay cả tuyến trên trả lời tôi không cảm thấy hài lòng:

-Vì sao mỗi ngày chỉ làm 1-2 tiếng mà tôi cảm thấy mất rất nhiều thời gian cho AMWAY mỗi ngày như vậy???

-Tại sao phải liên tục rủ rê bạn bè vào mạng lưới mà không chỉ rõ cho họ biết những khuyết điểm của AMWAY??? Tại sao không luyện tập cách bán hàng cho giỏi mà chỉ đi rủ rê rủ rê và rủ rê??? Sự thật là tuyến trên chỉ mong chúng tôi tự xài sản phẩm mà thôi chứ không có chiến lược bán hàng hiệu quả, chúng tôi cũng muốn tăng PV để thăng tiến mà thôi, vì sao mọi người nhìn chúng tôi với ánh mắt còn tệ hơn là nhìn những người bán báo, bán vé số hoặc đánh giày vậy???

-Tại sao chúng ta lại càng ngày mất đi những người bạn thân thương, hàng xóm và thậm chí là mối quan hệ trong gia đình chỉ vì thực hiện mục đích AMWAY???

-Nếu mỗi người chúng tôi có 100PV mỗi tháng (~2triệu đồng doanh thu bán hàng mỗi tháng) vì bán hàng AMWAY rất khó nên đạt 100PV cũng không dễ dàng, vậy với mỗi người trong tập thể nhánh đạt như vậy, tôi tính sơ cũng phải 10-15 năm mới đạt được DIAMOND một cách chắc chắn, vì sao các anh bảo rằng 2-5 năm chúng tôi sẽ đạt được như vậy??? Và tôi xem điều khoản AMWAY chẳng điều khoản nào đảm bảo cho chúng tôi đạt DIAMOND trong thời gian 2-5 năm cả. Vậy ra, AMWAY KHÔNG LỪA CHÚNG TÔI, NHƯNG CÁC ANH… KHÁC NÀO LỪA CHÚNG TÔI CHỨ???

-Đồng lương người Việt Nam có dư giả ra tầm 1-2 triệu để tự xài sản phẩm AMWAY hay không? Chưa kể tiền Café, thuốc lá, xăng cộ phục vụ các buổi RỦ RÊ?

-Tại sao, vì sao, tại sao vậy????

Chỉ một câu trả lời: BẠN HÃY TỰ TRẢI NGHIỆM… VÀ HÃY LÀM NHƯ CHÚNG TÔI.

Tôi thực sự bức xúc với câu trả lời như trên, tôi quyết định đi tìm câu trả lời cho chính mình, người bạn đồng hành cùng tôi chính là cô gái tuyến dưới… Bạn gái của tôi.

Câu trả lời mà tôi chắc tất cả các bạn đang làm AMWAY đều muốn tìm cho câu hỏi: Nếu chắc chắn, thì bao lâu tôi sẽ đạt PLATINUM (14-20 triệu/ tháng) và tiếp đó là DIAMOND (60-90 triệu/ tháng)???

Và bài toán đầu tiên tôi dựng nên về việc chắc chắn đạt PLATINUM đó là bài toán 200PV với con đường PLATINUM.

PV là gì? 1 PV gần tương đương 1 USD, 16.500 đồng = 1PV nhé các bạn.

Để đạt Platinum chúng ta cần có gì?

-Thứ nhất chúng ta cần có 3 tháng đạt silver (21%) lien tiếp và 3 tháng có thể cách nhau trong 1 năm, tóm lại cần 6 tháng silver và doanh thu cả nhóm >10.000PV (Tương đương 165.000triệu đồng/ tháng).
-Vậy, ta cần rủ sao cho đủ 50 người bạn tham gia amway không phân biệt bạn rủ hoặc tuyến dưới rủ vào mạng lưới. Với chỉ tiêu mỗi người 200PV (Mỗi tháng phải bán 4 triệu đồng doanh thu) cứ như vậy trong 6 tháng bạn đã là PLATINUM rồi đấy. Tức 1 năm là bạn có thể đạt PLATINUM (Theo lý thuyết)
-Tính ra sự hoàn hảo đạt PLATINUM đó là ngay năm đầu tiên làm AMWAY (Quá tuyệt phải không?) Nhưng sai lầm, đó chỉ là sự hoàn hảo tìm thấy ở các nước phát triển, khi mà 1PV ~ 1USD quá nhỏ bé so với mức lương của họ, trong khi 1PV = 16.500đ là bằng cả 3 ổ bánh mì kẹp thịt của chúng ta. Vì vậy, đạt 200PV là thực sự khó khăn. Nên quá trình đạt PLATINUM tôi đã nhận thấy rằng, nó đã quá ảo tưởng đối với người VIỆT NAM chúng ta. Nhưng vì sao bạn thấy trên AMAGRAM (tờ quảng cáo mà AMWAY hay gửi về nhà bạn mỗi tháng) có vài người Việt đã đạt DIAMOND rồi, và Platinum thì cũng khá nhiều. Tôi tự hỏi, Đà Lạt nơi tôi ở đã rất nhiều người bị rủ rê vào mạng lưới AMWAY, thế sao chỉ có 1 PLATINUM, tôi càng có nhiều hứng thú để tìm hiểu bài toán 200PV với con đường trở thành PLATINUM này.

Tôi nhận ra rằng:
-Để đạt được Plantinum với mức lương 14-20tr/1tháng, là người bình thường, ai không có ước mơ, không có hoài bão, nhưng bạn phải tốn trên 12 tháng mỗi tháng sử dụng tối thiểu 200PV (tức 3.700.000 vnd) dù là bạn dùng hay người thân dùng, không nói người lạ vì AMWAY chỉ khuyến khích bán hàng cho người thân, gia đình... Tính sơ riêng bạn là 44.4 triệu đồng, nếu bạn không phải sử dụng 100% sản phẩm thì người thân và bạn bè bạn sẽ chịu mức chi phí này (Với một người thu nhập bình thường, khoản 3.7tr 1 tháng là rất nặng và AMWAY rất lợi nhuận khi sản phẩm được bán ra).
-Đó là chỉ tính riêng bản thân bạn, riêng với mức 200PV/ tháng (tức 3.700.000 vnd), quả thật đã là gánh nặng của một người thu nhập bình thường, nhất là những người dân Việt Nam lương thiện kiếm tiền nuôi con ăn học và lo rất nhiều chi phí gia đình. Và nếu có chịu được chi phí đó đi nữa, thì khoảng 50 người Việt Nam khác do bạn "Bảo tro*." sẽ cùng gánh nỗi đau này, vậy bạn có chắc bạn đưa hết 50 người này lên tầm PLANTINUM không? chưa nghĩ tới DIAMOND??? Vậy nếu họ bỏ cuộc khi họ làm sau 6 tháng đau thương, họ sẽ được trả gì không? Hay chỉ là con số 0 ?

một bài toán 200PV, cho 50 người đó là người thân gia đình bạn, vậy nếu 1 người đạt PLANTINUM (14-20tr/tháng) Sẽ có đến 50 người thân, người bạn của bạn sẽ mất 3.7 triệu 1 tháng tức là hy sinh 185 triệu 1 tháng cho chỉ một người có thu nhập 14-20tr 1 tháng. Bạn thử làm một thuật toán nhỏ thôi cũng dễ nhận ra điều này. Tôi chỉ nhắc đến PLANTINUM, chứ nhắc đến diamond, để có 1 diamond, bạn phải hứng chịu 50x6 = 300 người bị thiệt hại như trên tổng cộng 3.7x300 = 1.110.000.000 (1.11 tỷ đồng/ tháng) cho người có cấp bậc diamond (thu nhập từ 60-90tr/tháng)... Bạn hiểu điều này chứ. Tôi nhấn mạnh là bạn mất 200PV ~ 3.7 triệu đồng đó! Vì bạn chỉ có thể tự xài sản phẩm mới hy vọng đạt mức 200PV, nhiều người đem bán sản phẩm AMWAY cho người khác cứ chào mời đã bị họ đánh cho thương tâm… Vậy bạn hãy tự xài sản phẩm nếu muốn sự an toàn.

Và để có 1 PLATINUM trong mạng lưới mà tất cả mọi người trong mạng lưới phải tiêu hao, dễ dàng tính ra được (Chỉ theo lý thuyết hoàn hảo thôi):
-Phí đạt PLATINUM cho người đó: 51 năm trời và 2.22 tỷ đồng.
-Và mạng đa cấp của người Việt Nam chúng ta phải chịu mức phí 185 triệu/ tháng...

Có đáng không cho 1 thu nhập mơ ước chỉ 14-20tr ???

Và nâng cao hơn để có 1 DIAMOND trong mạng lưới mà tất cả mọi người trong mạng lưới phải tiêu hao, dễ dàng tính ra được (Chỉ theo lý thuyết hoàn hảo thôi):

-Phí đạt DIAMOND cho người đó: 51x6 (tính sơ, chưa kể hao phí) = 306 năm trời (~ 4 đời người) và 2.22tỷ x 6 = 13.32 tỷ đồng... Một con số khủng khiếp cho 1 thu nhập vớ vẩn 60/90tr/tháng.
-Và cả nhóm đa cấp tiếp tục chịu chi phí là 1.11 tỷ đồng mỗi tháng cho ông diamond đó.

Vậy, bạn đã biết đáp số của bài toán 200PV rồi đó, chưa kể rằng bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và lao lực để có được danh hiệu, và tôi đã bỏ qua thời gian để bạn xây dựng mạng lưới 50 người cho PLATINUM và 300 người cho DIAMOND đấy, chưa kể sự không thuận lợi cho kinh doanh, người tham gia bỏ cuộc… Bạn và những người thân của mình sẽ tổn hao hơn nhiều đấy nếu không muốn nói là HƠN GẤP NHIỀU LẦN. Chưa kể rằng bạn sẽ mất gần như hầu hết mối quan hệ đã tích luỹ được trong quá trình sống của mình.

Vậy nếu bạn là người có tư duy, hoài bão, bạn sống vì mọi người, bạn quý trọng mối quan hệ với mọi người… BẠN CÓ NÊN THAM GIA AMWAY KHÔNG? Bạn đừng quên rằng video clip BRUNO và PAPLO đề cao sự thông minh sang tạo chứ không đề cao chủ nghĩa sống CÁ NHÂN nhé.

Xin kết với quan điểm đã nêu ở phần mở đầu bài viết:

“LÀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, BIẾT SỐNG VÌ MỌI NGƯỜI, CÁC BẠN HÃY MẠNH DẠN NÓI KHÔNG VỚI KINH DOANH ĐA CẤP”

AMWAY KHÔNG LỪA ĐẢO NHƯNG CÁC NPP VIỆT NAM ĐÃ BIẾN AMWAY THÀNH… ĐIỀU ĐÓ MẤT RỒI.

SDT CUA TOI: 0902.602.555. NEU CAC BAN CON BAN KHOAN VE KDDC, HAY GOI CHO TOI, TOI SE GIUP BAN HIEU RANG: KINH DOANH DA CAP KHONG PHU HOP VOI CON NGUOI VIET NAM.

Nguồn: Internet

Amway và 6 Bước khởi động cơ bản


Bước 1 : Ước mơ

Tại sao phải có ước mơ khi làm việc này?
Xác định ước mơ rõ ràng để có lập trường kiên định, không bị các rào cản làm nản chí. Ước mơ phải đủ lớn để mình theo đuổi liên tục. Có người ước mơ mua xe máy, mua nhà, có người có ước mơ cho con đi học nước ngoài, có người mong đến lúc không còn phải đi làm thuê… cũng có người mong được có thời gian chăm sóc cha mẹ già yếu…
Amway và 6 Bước khởi động cơ bản

Khi ước mơ thật lớn, thật cháy bỏng, thì “chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi”

Bước 2: Lập danh sách
Danh sách càng chi tiết càng tốt. Phân theo nhóm. Bất kỳ lúc nào nghĩ thêm được người bổ sung ngay vào danh sách. Danh sách cần làm nghiêm túc, không chỉ là 1 cái tên kèm số điện thoại nằm trong điện thoại di động. Danh sách phải là 1 cuốn sổ hoặc 1 bảng excel trong máy tính, cập nhật liên tục hàng ngày.

Phân theo nhóm: Bạn phổ thông, bạn đại học, bạn học ngoại ngữ, họ hàng bên ngoại, bên nội, bạn bè của chồng, bạn bè của anh em mình, hàng xóm, bố mẹ của bạn con mình, những người cung cấp dịch vụ cho mình (làm tóc, thợ may, người sửa chữa điện/nước…). Đối với mỗi người cần đưa đầy đủ các chi tiết, càng chi tiết càng tốt.

Danh sách có thể gồm các mục sau (tham khảo)

- Số TT
- Họ tên
- Địa chỉ
- Nghề nghiệp
- Sở thích (thích lau chùi nhà cửa, thích tự rửa xe hơi, thích đi spa…)
- Đặc điểm riêng (chồng làm ca kíp hay ăn uống không đủ chất, bản thân rất béo muốn giảm béo, bố mẹ đau yếu…)


Bước 3: Tiếp cận (cần rất thận trọng)
Đây là bước khó, cần phải linh hoạt đối với từng đối tượng. Đối với người lâu không gặp, cần liên hệ lại, hỏi thăm tình hình, sau đó nếu thấy chưa đúng thời điểm thì cũng chưa đề cập.
KHÔNG NÓI : AMWAY, KINH DOANH ĐA CẤP. 
Hiện trong xã hội mình vẫn còn rất nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến KD đa cấp. Là kinh doanh lừa đảo, bắt phải mua hàng, sản phẩm chất lượng thấp giá cao…

Có bạn vừa rủ bạn mình “tao đang là nhà PP của Amway” hoặc, “tao đang làm KD đa cấp các sp của Amway, mày làm cùng tao không ?” là bạn bè lảng đi ngay.

Chưa kể chúng ta đều là những người mới bắt đầu công việc KD này, chưa có nhiều thông tin, chưa có nhiều kinh nghiệm, khó mà đối phó với các câu hỏi của người đang nói chuyện.
Chỉ nên nói vắn tắt:
- Là cơ hội để có thể có kinh doanh độc lập, bỏ vốn ít, không có rủi ro
- Có thể làm tay trái, làm vào thời gian nghỉ ngơi, cuối tuần
- Có nỗ lực sẽ có thu nhập tương đối tốt và là thu nhập không giới hạn, càng nỗ lực càng sẽ có thu nhập tăng lên dần dần.

Chốt hẹn: Mời đến buổi home meeting của nhóm hoặc buổi BP tại Trung tâm phân phối (Hà nội: Sáng CN)

Buổi BP tại công ty là buổi rất hữu ích, có các ví dụ cụ thể ai đang làm việc này, họ đã thành công đến đâu, họ thuộc thành phần nào trong xã hội…

Có thể hẹn người tiềm năng tại 1 điểm nào đó gần Trung tâm phân phối rồi đi cùng họ tới Trung tâm phân phối thì tốt nhất. Họ cảm thấy được tôn trọng, được chăm sóc…

Người tiềm năng tới buổi BP và nghe toàn bộ thông tin sẽ có cái nhìn tích cực về công việc này ngay.

Bước 4: Giới thiệu cơ hội kinh doanh

Mời người tiềm năng nghe giới thiệu cơ hội kinh doanh tại Trung tâm PP hay tại home meeting. Luôn mang theo 1-2 bộ khởi động để có thể đưa cho người tiềm năng nếu họ muốn làm thẻ ngay.
Sau buổi giới thiệu cơ hội kinh doanh, người tiềm năng có thể nói CÓ hoặc KHÔNG

Nếu họ không muốn tham gia cơ hội KD này, có thể mời họ mua hàng, hoặc làm thẻ chỉ để làm 1 người tiêu dùng. Chi phí làm thẻ chỉ có 200.000 đ có giá trị 1 năm, được mua hàng giá gốc giảm 15%, như vậy chỉ cần tiêu dùng khoảng 1.300.000 đ là đã thu lại được chi phí làm thẻ. 
Nên nói rõ ngay là việc làm thẻ hoàn toan không có bất cứ ràng buộc nào – làm thẻ xong không mua gì cũng không sao cả. Nhưng thật sự các mặt hàng rất hữu ích cho các gia đình và có chất lượng theo tiêu chuẩn Mỹ, cực kỳ tốt.

Nếu họ muốn tham gia, đưa họ gia nhập hệ thống, gia nhập các buổi đào tạo nhóm và bắt đầu hướng dẫn họ làm việc

Bước 5 : Sử dụng sản phẩm

Để có thể kinh doanh thành công, bản thân mỗi người phải hiểu biết rõ về SP, có trải nghiệm về sản phẩm. Có như vậy mới có đủ kiến thức để bán hàng, hoặc để trả lời các câu hỏi của những người mà mình mời tham gia.
Có thể lên kế hoạch sử dụng lần lượt các sản phẩm theo tháng, ví dụ:
Tháng thứ nhất : Dòng SP chăm sóc cá nhân: kem đánh răng, sữa tắm, lăn khử mùi, dầu gội đầu, xà phòng rửa tay.

Dòng SP chăm sóc đồ gia dụng: Nước rửa chén, nước giặt, nước lau nhà
Tháng thứ hai: Dòng SP chăm sóc sức khỏe: Vitamin C, E, daily
Tháng thứ ba: Dòng SP chăm sóc da: bộ chăm sóc da, kem dưỡng mắt…

Khi dùng SP có những trải nghiệm gì, có thắc mắc gì, cần ghi chép lại và hỏi thông tin ở bảo trợ, ở công ty…

Bước 6: Đặt kế hoạch/mục tiêu:

Đặt mục tiêu là để làm việc có kế hoạch. Đặt mục tiêu phải có tính hiện thực, khả thi. Sau khi đặt mục tiêu cần tư vấn bảo trợ để bảo trợ hướng dẫn cách thức thực hiện.

Việc đặt mục tiêu cũng cần điều chỉnh theo ngày, theo thời gian

Để tiến nhanh trong công việc này, cần giới thiệu cơ hội kinh doanh “như ăn cơm” – 15 lần/tháng.
Bảo trợ được 2 người 1 tháng.
Sử dụng và bán sản phẩm ít nhất 200 PV/tháng


Đây là 1 công việc tay trái nhưng rất tiềm năng. Nếu coi nó là công việc làm chơi chơi thì kết quả sẽ lìu tìu. Coi nó là công việc nghiêm túc và làm thật quyết tâm, thì kết quả sẽ tăng lên từng tháng, nhìn thấy rất rõ trong tài khoản ngân hàng của chúng ta.

Chúc mọi người thành công.

“Mờ mắt” với bán hàng đa cấp


Bán hàng đa cấp vẽ ra một viễn cảnh trong mơ, vì thế có rất nhiều người lao vào hình thức này như những “con thiêu thân”, nhưng sự thật về nó không phải ai cũng hiểu rõ, đã có nhiều bài học đắt giá cho những người có giấc mơ “làm giàu không khó”.


Tội phạm lừa đảo Kinh doanh đa cấp 4
Mô hình kinh doanh đa cấp 
Từ lâu, “ Bán hàng đa cấp” đã du nhập vào Việt Nam. Nhưng sự thật về kiểu kinh doanh này không phải ai cũng hiểu rõ. Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra : Liệu bán hàng đa cấp có phải là một hình thức lừa đảo mới ? Chất lượng sản phẩm ra sao?. Tại sao những công ty lớn, có thương hiệu trên thế giới vẫn chọn phương thức kinh doanh truyền thống là phân phối sản phẩm đến các chi nhánh bán lẻ?...
Các nhà tuyển dụng của mô hình này khuyến khích bạn tìm kiếm và lôi kéo những người khác tham gia cùng. Từ đó, sau mỗi hóa đơn bán hàng của họ, bạn sẽ nhận được một số phần trăm nào đó. Như vậy bạn càng lôi kéo được nhiều người tham gia thì bàn càng có nhiều tiền, nhưng nếu khi có một rủi ro từ tổng công ty, ví dụ như vụ việc công ty Agel tuyên bố đóng cửa thì ai sẽ là người chi cho những khoản tiền mà họ hứa trả cho bạn. Nó dẫn tới sự đổ vỡ theo phản ứng dây chuyền của cả một hệ thống.
Ngoài ra, khi trực tiếp bán hàng bạn sẽ nhận được chiết khấu từ 15 – 30%. Thực ra đây là một cách giải thích khác cho khái niệm khoản hoa hồng trong hoạt động bán lẻ của kiểu kinh doanh truyền thống.
Khi tham gia hình thức này, mỗi người sẽ phải nộp một khoản lệ phí và mua một số sản phẩm nhất định, và được chia theo các cấp độ. Các công ty bán hàng đa cấp thường tổ chức những buổi tọa đàm để vẽ ra một viễn cảnh trong tương lai về sự thành công của bạn như: Được đi du lịch thế giới, có mức thu nhập hàng trăm triệu/tháng, quản lý hệ thống hơn 50 người ... Thực chất, những người tham gia bán hàng đa cấp đang bán uy tín của bản thân cho công ty đó.
 
Do càng bán được nhiều, lượng chiết khấu họ nhận được càng cao, nên người bán hàng thường tung hô chất lượng sản phẩm, khiến người mua cảm thấy hấp dẫn khi mua hàng. Nếu sản phẩm kém chất lượng, họ sẽ là người trực tiếp giải quyết hậu quả cho khách hàng. Bên cạnh đó, ai sẽ là người kiểm chứng rằng sản phẩm đến tay người tiêu dụng có chất lượng tốt. Đa phần người dùng sản phẩm của hình thức kinh doanh này là vì họ nể người bán, tôn trọng mối quan hệ mà họ mua, thực ra họ chẳng biết gì về sản phẩm.
Ngoài ra, ở nước ta, các mặt hàng được bán theo mô hình bán hàng đa cấp thường là các loại thực phẩm chức năng, dược phẩm và mỹ phẩm. Các sản phẩm trên khi sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, liệu có an toàn khi chất lượng của sản phẩm chỉ là những lời nói, những câu quảng bá sáo rỗng đã trở thành khuôn mẫu khi bán hàng như: thực phẩm chức năng A không phải là thuốc nhưng hỗ trợ tối đa người sử dụng, giúp trị bách bệnh…
Theo giải thích của các công ty bán hàng đa cấp thì mô hình kinh doanh này tiết kiệm chi phí marketing và branding nên giá sản phẩm rẻ hơn các loại sản phẩm có cùng chất lượng. Vậy sao giá trị thương hiệu của họ không cao như các hãng khác, nếu tiết kiệm như vậy sao các hãng nổi tiếng không sử dụng mô hình kinh doanh này.
Và câu hỏi lớn nhất xung quanh vấn đề này là tại sao hình thức bán hàng đa cấp có lợi như vậy mà vẫn gây ác cảm cho mọi người, thậm chí một số nước trên thế giới như Australia còn cấm hình thức này. Và trên thực tế, tại nước ta hiện nay, hoạt động này chưa có một hành lang pháp lý rõ ràng, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vậy cần có một cái nhìn đúng đắn nhất về nó, cẩn trọng trong việc tham gia kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của mô hình bán hàng đa cấp.
Nguyễn Đức Anh Vũ - Bùi Duy Linh

Bán hàng đa cấp: Đổi đời hay lừa đảo? (P2)


Câu chuyện một số nhà đầu tư lên tiếng phản đối mô hình kinh doanh đa cấp khiến cổ phiếu của Herbalife tụt dốc đang gây ồn ào tại Mỹ. Các phóng viên của hãng tin CNBC thực hiện phóng sự điều tra thâm nhập vào mạng lưới bán hàng đa cấp nổi tiếng này.

Bán hàng đa cấp Đổi đời hay lừa đảo (P2)
Các câu lạc bộ mà phóng viên CNBC thâm nhập ở vùng lân cận New York có rất ít thành viên, khác hẳn với câu lạc bộ đông đúc ở Inglewood, California, nơi mà hãng Herbalife mời các nhà báo đến thăm.
Angel Perez, người điều hành câu lạc bộ cho biết bố cô cũng là một nhà phân phối lâu năm của Herbalife. Perez, người đã tốt nghiệp đại học, cho biết sau hai năm tham gia cô kiếm được chỉ 24.000 USD/năm, sau khi trừ chi phí. Cũng như rất nhiều người tham gia kinh doanh đa cấp, Perez được thuyết phục rằng nếu cô làm việc chăm chỉ hơn, cô sẽ thành công.
Herbalife từ chối cho phép nhà báo đến tham dự các sự kiện tuyển dụng của hãng, vì thế các phóng viên CNBC đã bí mật mang theo camera đến dự một sự kiện tuyển dụng của hãng ở New York, do một cặp vợ chồng có thâm niên bán Herbalife đã hơn 20 năm tổ chức.
Cuộc họp có khá đông người tham gia nhưng chủ yếu là những người đã tham gia bán hàng hơn là những người mới. Không gian tràn ngập âm nhạc huyên náo, rộn ràng, những tràng pháo tay và tiếng hô cổ vũ "Herbalife" từ phía các nhà phân phối.
Sau những màn giới thiệu hấp dẫn, các nhà phân phối lần lượt lên sân khấu để kể những câu chuyện về việc Herbalife đã thay đổi cuộc sống của họ ra sao. Họ nói về việc họ giảm cân, giảm bệnh huyết áp, tăng cường sức khoẻ và kiếm được nhiều tiền như thế nào.
Nhiều người cho biết họ kiếm được hàng ngàn USD mỗi tháng, thậm chí cả 10.000, 20.000 và 65.000 USD/tháng. Một nhà phân phối thành công kể lại câu chuyện mình đã sắm được chiếc ô tô Mercedes nhờ Herbalife. Tuy nhiên không ai nói rõ là họ kiếm được tiền từ bán sản phẩm hay là từ tuyển dụng người mới.
Joe Mariano, chủ tịch Hiệp hội bán hàng trực tiếp, cho biết sự khác biệt giữa mô hình kim tự tháp (phi pháp) và kinh doanh đa cấp (hợp pháp) rất đơn giản. "Yếu tố then chốt là hoa hồng. Nếu phần lớn hoa hồng chỉ đến việc tuyển dụng thay vì đến từ bán sản phẩm thì hoạt động kinh doanh đó có vấn đề".
Tuy nhiên, luật sư về kinh doanh đa cấp Kevin Thompson cho biết các quy định của Uỷ ban Thương mại liên bang (FTC) về vấn đề này khá "mơ hồ". Các công ty kinh doanh đa cấp cho biết họ có những quy định chặt chẽ, nhưng điều tra của CNBC cho thấy rất khó để kiểm soát hoạt động của hàng triệu nhà phân phối trên thế giới. Trong văn bản pháp luật, vẫn chưa có định nghĩa nào về mô hình kim tự tháp
Ranh giới mơ hồ
Điểm không rõ ràng ở đây là tỷ lệ hoa hồng tuyển dụng bao nhiêu là quá mức. "Các nhà phân phối bán sản phẩm cho khách mua lẻ, và mỗi khi tuyển được người bán hàng mới, họ cũng sẽ được hưởng hoa hồng từ doanh số của người đó. Các cuộc tranh luận thường xoay quanh tỷ lệ cân bằng giữa hoa hồng từ bán hàng và hoa hồng từ tuyển dụng. Nên tập trung vào bán hàng hay nên tập trung vào tuyển dụng, và cuối cùng hầu hết không ai tìm ra câu trả lời thích hợp", luật sư Thompson cho biết.
Các nhà làm chính sách dường như cố ý tránh đưa định nghĩa rõ ràng về mô hình kim tự tháp khi sửa đổi Luật Cơ hội kinh doanh. Trong một báo cáo, FTC cho biết "Uỷ ban cho rằng bất cứ định nghĩa nào về mô hình kim tự tháp cũng sẽ vẽ đường chỉ lối cho những nhà kinh doanh gian dối tạo ra những vỏ bọc hợp lý cho hoạt động kinh doanh của họ để "lách luật" ".
Theo David Vladeck, cựu giám đốc Uỷ ban bảo vệ người tiêu dùng Mỹ, có một lý do khác nữa khiến các công ty kinh doanh đa cấp trá hình tránh được sự xử lý của luật pháp là có ít người chịu đứng lên tố cáo.
Trên thực tế, điều trở ngại là có rất nhiều người đã bị "mắc lỡm" với bán hàng đa cấp nhưng họ ngần ngại không muốn làm to chuyện. Do cảm giác xấu hổ, những người như Nicole Lopez và Sharon Shea thường tự đổ lỗi cho chính mình thay vì đứng lên kể rõ câu chuyện của mình.
Lopez đã bán Herbalife từ năm 2005 sau khi tìm hiểu qua bạn bè và Internet. Shea, người đã sử dụng Herbalife để giảm cân, đã quyết định thử tìm cơ hội việc làm sau khi chồng cô mất. Cô đã trở thành nhà phân phối năm 2010 với mức áp doanh số rất cao. Shea cho biết cô đã chi 3.000 USD tiền mặt để trở thành "người giám sát".
Theo Lopez, cô đã nói với người tuyển dụng rằng cô chẳng biết gì về kinh doanh nhưng người này đã bảo cô không có gì đáng ngại, Herbalife có một kế hoạch "sẵn có" để bất cứ ai cũng có thể thành công. Và cô đã tin. Shea được thuyết phục rằng cô có thể dùng Internet để bán hàng và tuyển dụng. Nhưng rồi hóa ra để duy trì doanh số cô đã phải bỏ tiền ra mua hàng tháng.
Kết quả là sau vài tháng, cô đã từ bỏ công việc này, chấp nhận mất 15.000 USD mà không thu được gì. "Mục đích của tôi không phải là trở nên giàu có, không phải là muốn một công việc nhà hạ lương cao, tôi chỉ muốn tìm công việc để giúp gia đình duy trì được cuộc sống hàng ngày".
Sau khi CNBC liên hệ với Herbalife để biết chi tiết về những gì đã xảy ra với Shea và Lopez, Herbalife đã hoàn trả lại cho họ một phần khoản thua lỗ, và cho rằng những thất bại của họ là do được tư vấn kém. Johnson nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC "Chúng tôi không vui vì những gì xảy ra với họ. Cơ hội của họ đã không được nhận ra".
Mặc dù đã lấy lại được phần nào số tiền, nhưng Lopez vẫn cảm thấy cay đắng vì những gì đã xảy ra với cô. "Tất cả những điều họ làm giăng bẫy những người nghèo và trung lưu như chúng tôi. Tôi đã mất 10.000 USD tiền tiết kiệm, và để rồi thấy hình ảnh họ trên tivi như là một công ty tuyệt vời chuyên giúp đỡ mọi người. Đó không phải là sự thực. Hàng triệu người đã mất tiền cho công ty. Và với tôi, đó là một sự lừa đảo".
Theo Dương An
vnmedia/CNBC