Kinh doanh đa cấp MLM
Kinh doanh đa cấp MLM (tiếng Anh: Multi-level Marketing Tiếp thị đa cấp) hoặc Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) hay Bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh/ bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty (hoặc qua một nhà phân phối duy nhất) mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này tiết kiệm rất nhiều chi phí từ tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo và các chương trình tiếp thị khác. Số tiền này thay vào đó, được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm (do đó chất lượng sản phẩm của các công ty tiếp thị đa cấp thường cao và liên tục được nâng cấp). Đây là phương thức tiếp thị tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. Kinh doanh đa cấp đã và đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, và thường được quy kết với hình tháp ảo.
Nhà phân phối có vai trò như những đại lý. Họ dùng những kết quả sử dụng của bản thân và những người quen biết để thu hút khách hàng. Qua việc làm đó họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trở thành nhà phân phối cùng làm việc với mình, việc này được quản lý bằng mã số. Khi đó, mã số của một nhà phân phối mới được kết nối với mã số của người bảo trợ (tiếng Anh: Sponsor) của anh ta.
Trong “Nghị định về quản lí hoạt động bán hàng đa cấp” do Chính phủ Việt nam ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: “Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận“.
Lịch sử
[sửa]Hình thành
Kinh doanh theo mạng gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được coi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21[1].
Karl Renborg có 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty khác nhau. Giữa những năm 1920-1930, chính quyền rơi vào tay Tưởng Giới Thạch, Karl bị chính quyền Tưởng bắt giam cùng với những người nước ngoài khác. Trong điều kiện sống rất thiếu thốn của nhà tù, ông đã nhận thấy vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Để khắc phục điều kiện sống thiếu dinh dưỡng, Renborg đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh gỉ trộn thêm vào khẩu phần ăn và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ khác nhau. Ông và một số ít bạn tù làm theo phương pháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống sót được đến ngày trở về quê hương.
Năm 1927, Karl về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều vi chất có ích khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng, mà sau này đã phát triển thành một ngành kinh doanh tiên tiến.
Ông Renborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu giới thiệu sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ. Kết quả thật bất ngờ: thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng có lợi bắt đầu được truyền bá rộng rãi (vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn khác và bạn của bạn của bạn là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đề nghị gặp ông để tham khảo về thông tin sản phẩm mới này.
Năm 1934, ông sáng lập ra công ty Vitamins California[1] và nhờ phương pháp phân phối mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người phân phối sản phẩm, công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý, bán lẻ, kho bãi…) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao cao hơn.
Phát triển
Cuối năm 1939 đầu 1940, Renborg đổi tên công ty thành Nutrilite Products[1] theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những cộng tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩm được bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra. Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng của ông Renborg chính là khởi điểm của ngành Kinh doanh theo mạng, ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của kinh doanh đa cấp và Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.
Sau một thời gian làm việc có hiệu quả với công ty Nutrilite Products, Rich De Vos và Jay Van Andel (2 cộng tác viên của công ty) nhận thấy sức mạnh to lớn của kinh doanh theo mạng và đã sáng lập ra công ty riêng của mình mang tên American Way Corporation, viết tắt là AMWAY và hiện nay Amway đã trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới trong ngành kinh doanh đa cấp với chi nhánh trên 80 quốc gia[1].
Ổn định và bùng nổ
Tuy nhiên vào đầu thập niên 1970, việc bán hàng đa cấp lại chịu sức ép từ nhiều phía khác nhau. Năm 1975, trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những người phản đối kinh doanh đa cấp và quy kết nó với cái gọi là “hình tháp ảo” – một hình thức kinh doanh bất hợp pháp. Đây là đòn đánh đầu tiên của chính phủ vào kinh doanh đa cấp, bắt đầu cuộc đấu tranh của các công ty bán hàng đa cấp để khẳng định chân lý, tính đúng đắn của mình. Công ty Amway trong bốn năm liền phải theo hầu tòa (từ năm 1975-1979). Sau cùng, cuối năm 1979 toà án thương mại Liên Bang Hoa Kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là “hình tháp ảo” và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về kinh doanh đa cấp đã ra đời tại Mỹ. Từ năm 1940 đến 1979 chỉ có khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng ra đời tại Mỹ, đây là giai đoạn được gọi tên là làn sóng thứ nhất.[1].
Từ 1979-1990 (làn sóng thứ hai) là thời kì bùng nổ của kinh doanh theo mạng. Mỗi sáng ngủ dậy chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty kinh doanh theo mạng tuyên bố thành lập với đủ loại sản phẩm và mô hình kinh doanh.
Vào năm 1990, kinh doanh đa cấp đã lần đầu tiên được nhận định là phương thức tiếp cận người tiêu dùng hữu hiệu nhất những năm 90 trên tạp chí Business – một tạp chí kinh doanh hàng đầu của Mỹ. Cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể phủ nhận đây là một ngành kinh doanh hiệu quả và nhiều triển vọng[2].
Từ năm 1990, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông, kinh doanh theo mạng mang màu sắc mới, các nhà phân phối có thể đơn giản hoá công việc của mình nhờ vào điện thoại, internet… Ở giai đoạn này – mà theo các chuyên gia gọi là làn sóng thứ ba - nhà phân phối giỏi không cần phải là một nhà hùng biện và đi lại như con thoi giữa các mạng lưới. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu. Các công ty bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp kinh doanh theo mạng để phân phối sản phẩm độc đáo của mình[1].
Hiện nay, kinh doanh đa cấp đang phát triển mạnh ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục, với hơn 30.000 công ty lớn đã áp dụng phân phối hàng hóa theo mô hình BHĐC. Theo thống kê của Liên đoàn Bán hàng trực tiếp thế giới (WFDSA) năm 2010, tổng số người tham gia trong ngành kinh doanh đa cấp trên thế giới đã lên tới hơn 75 triệu người[2]. Doanh số toàn ngành BHĐC của thế giới đạt hơn 400 tỷ USD. Mỹ: hiện có 2.000 công ty hoạt động và cứ 10 gia đình thì có một người làm trong ngành BHĐC, chiếm khoảng 15% dân số, có 500.000 người trở thành triệu phú nhờ BHĐC. Nhật Bản: 90% hàng hóa và dịch vụ được phân phối thông qua ngành BHĐC, có 2,5 triệu nhà phân phối, đạt doanh thu 30 tỷ USD. Đài Loan: Cứ 12 người có 1 người làm trong ngành BHĐC. Malaysia: Có hơn 1 triệu nhà phân phối, đạt doanh thu 1 tỷ USD… [3].
Tại Việt Nam
Đầu thế kỉ 21, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị Việt Nam và đạt tổng doanh thu không ngờ trong hai, ba năm đầu. Kinh doanh đa cấp phát triển quá mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận từ việc quảng cáo của các báo đài, truyền hình bị ảnh hưởng, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối kinh doanh đa cấp.
Một số lý do khác là do động thái của chính quyền quá chậm so với sự phát triển của ngành nghề và sự hạn chế về tầm nhìn, nhận thức của người dân (một phần đã phá kịch liệt, một phần nhẹ dạ tin vào các công ty bất chính).
Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 Công ty bán hàng đa cấp phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp. Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam hành lang pháp lý về kinh doanh theo mạng đã dần hình thành:
- Ngày 01-07-2005, luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản quy định về bán hàng đa cấp
- Ngày 24-08-2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của chính phủ về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty và nhà phân phối chân chính[4]. Tuy nhiên, nghị định vẫn còn nhiều kẽ hở khiến cho một số công ty lợi dụng.
- Ngày 08-11-2005, Bộ thương mại ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.
Năm 2006, 2007 được xem là giai đoạn phục hồi của kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, khi mà hàng loạt các công ty tăng dần doanh số sau giai đoạn bị báo chí và dư luận đánh tơi tả.
Năm 2008, trong bối cảnh thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế, đại gia làng công nghệ là FPT cũng đã nhảy vào BHĐC với sự ra đời của FPT Network (FN), thành viên của FPT Telecom với kỳ vọng hình thức kinh doanh này sẽ giúp FPT Telecom tiết giảm những chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, giảm thiểu những rủi ro và tạo ra sự đột phá trong việc kinh doanh[3].
Đầu tháng 10, năm 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam được thành lập[5]. Hiệp hội được thành lập và bổ nhiệm bà Trương Thị Nhi (Tổng giám đốc công ty TNHH TM Lô Hội, nhà đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ) là chủ tịch nhiệm kỳ 2009-2014[6]
Ngày 31 tháng 03 năm 2010, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam (Vietnam MLMA) chính thức ra mắt tại Hà Nội. Đến dự có nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các phương tiện truyền thông đại chúng.[7]
Năm 2010, Bán hàng đa cấp đạt lợi nhuận 2.799 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với 614 tỷ đồng của 4 năm trước đó[3].
Năm 2011, với nhiều lý do, kinh doanh đa cấp bùng nổ mạnh mẽ và tạo thành một làn sóng tại Việt Nam, trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm chính thức, bên cạnh các phương thức phân phối khác như: bán hàng qua đại lý, bán hàng theo catalog, bán hàng qua truyền hình… Vào trung tuần tháng 7 năm này, sự cố Agel Việt Nam đã như làm sống lại làn sóng công kích mạnh mẽ từ báo giới về ngành nghề cũng như thực phẩm chức năng. Nguyên nhân là do tại Agel, nhiều người đầu tư tiền tỷ mở hàng loạt mã số để nhanh chóng được lên vị trí, mong kiếm được nhiều hoa hồng. Sau đó, ôm hàng về bán phá giá thị trường.
Tính đến tháng 6/2011, theo báo cáo của Bộ Công Thương, nước Việt Nam đã có 63 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Trong đó, Hà Nội đi đầu với 30 doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh 29 doanh nghiệp còn lại thuộc về các tỉnh Đồng Nai (2 doanh nghiệp), Bình Dương và Hải Dương.
Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối hàng theo mô hình BHĐC. MLMA đã và đang đón tiếp khá nhiều doanh nghiệp MLM quốc tế đến tìm hiểu tình hình kinh doanh MLM tại Việt Nam. Những chuyến viếng thăm này hứa hẹn, việc đầu tư vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp BHĐC quốc tế sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới[3] .
Luật pháp
Kinh doanh đa cấp (KDĐC) được luật pháp nhiều nước công nhận và đã ban hành luật để quản lý hoạt động này. Ở Việt Nam luật về bán hàng đa cấp được ban hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2005.
Tại Việt Nam, Nhà nước và Luật Pháp cho phép về bán hàng đa cấp, nhưng cấm bán hàng đa cấp bất chính. Theo điều 48 Luật Cạnh tranh, Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
- Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp (một số công ty lách luật bằng cách yêu cầu người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm, tuy nhiên, dù là thế nào, phải mua sản phẩm để được tham gia đều là bất hợp pháp).
- Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
Các mô hình trả thưởng
Trong quá trình hình thành và phát triển, với hàng chục ngàn công ty kinh doanh theo mạng thì có rất nhiều cơ cấu trả thưởng khác nhau hoặc có nhiều tên gọi khác nhau. Có những sơ đồ bậc nâng cao, với tiền thù lao tạm thời chưa có và một phần thưởng lớn phía sau hoặc sơ đồ bậc đầu tiên cho phép bạn có lợi nhuận ban đầu cao mà nỗ lực nhỏ và tiềm năng lâu dài cũng nhỏ[8]. Tùy chính sách công ty, khi bạn không đạt được hạn ngạch hàng tháng, có thể bạn vẫn được duy trì cấp bậc trong vài tháng trước khi giáng bạn xuống cấp thấp hơn hoặc cấp đầu tiên. Những sơ đồ khác giáng bạn xuống bậc ngay trong khi tháng mà bạn không hoàn thành hạn ngạch của mình. Một vài sơ đồ không chỉ giáng bạn xuống bậc, mà còn ném bạn xuống bậc đầu tiên (bất kể bạn đang ở thang bậc nào), kể cả việc chấp dứt hợp đồng phân phối. Trong các điều này thì chẳng có gì là phi pháp, vấn đề là bạn có muốn làm việc theo một sơ đồ nghiêm khắc?
Một điều nữa, nếu có bất kì giới hạn về người (chiều rộng hay chiều sâu) thì cũng là giới hạn về thu nhập của bạn. Có những công ty cho phép lợi nhuận chỉ ở mức vài trăm triệu một năm, nhưng cũng có công ty lợi nhuận đó là không giới hạn.
Mô hình nhị phân – Mô hình ma trận
Mô hình nhị phân
Mô hình nhị phân cho phép mỗi nhà phân phối được và chỉ được tuyển mộ thêm hai nhà phân phối thuộc tầng 1 (thế hệ thứ nhất) và bắt buộc hai nhánh của mình phải luôn phát triển đồng đều (nếu không thực hiện được điều này thì nhà phân phối sẽ không được chi trả hoa hồng hoặc chỉ hưởng ở nhánh yếu hơn).
Một số tài liệu cho rằng mô hình nhị phân là một dạng của mô hình ma trận và là mô hình ma trận dạng đơn giản nhất
Mô hình ma trận
Tùy theo chính sách quy định, sơ đồ hạn chế độ lớn và số người trong mức một của bạn. Ví dụ, sơ đồ 3×6 cho phép bạn tuyển vào 3 người ở mức một và giới hạn mức 6 là mức chi trả hoa hồng cuối cùng.
Nếu giả sử bạn tham gia vào dạng mô hình này, và bạn đã bảo trợ đủ số người tối đa vào thế hệ thứ nhất của mình. Nếu bây giờ có một người bạn thân của bạn cũng muốn tham gia vào doanh nghiệp thì bạn sẽ phải làm sao? Nếu vẫn muốn cho bạn mình tham gia, bạn phải đặt người đó vào những vị trí thấp hơn ở những thế hệ dưới. Hơn nữa, tốc độ phát triển đội nhóm của người tầng dưới sẽ luôn chậm hơn những người tuyến trên.
Chính vì những lý do trên mà mô hình ma trận (và nhị phân) bị quy kết vào “hình tháp ảo” và bị cấm (hoặc kiểm tra hoạt động rất gắt gao) tại các nước trên thế giới.
[sửa]Tính đơn giản
Mô hình ma trận cho phép tạo ra tính đơn giản trong công việc. Trong sơ đồ ma trận, bạn chỉ phải chăm lo, chịu hoàn toàn trách nhiệm đào tạo cho những người ở thế hệ thứ nhất của bạn. Bạn cũng có thể ngồi ở nhà để người đỡ đầu tuyển người cho mạng lưới của bạn. Sơ đồ ma trận rất đơn giản để giải thích cho những người mới của bạn .
Mô hình ma trận thích hợp để sử dụng phân phối các sản phẩm đặc thù mà tính xoay vòng sản phẩm nhỏ hoặc không có, để tránh sự bão hòa của thị trường.
Hiệu ứng con đỉa
Mô hình ma trận thu hút những người không muốn làm việc nhiều và/hoặc thiếu kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh theo mạng. Các kế hoạch ma trận theo kiểu phân chia các khoản hoa hồng có khuynh hướng khá “xã hội”. Ban thưởng cho những nhà phân phối tích cực ít hơn các nhà phân phối lười biếng. Các nhà phân phối xuất sắc nhận được sự đền đáp ít hơn so với thời gian và sức lực mà mình bỏ ra, bởi vì phần lớn các khoản hoa hồng bị người ta hút mất như những con đỉa, mạng lưới của họ đầy rẫy những kẻ ranh mãnh và lười biếng.
Sự giới hạn
Mô hình ma trận hạn chế quy mô tổ chức của bạn. Chẳng hạn, trong ma trận 3×4, bạn không bao giờ có thể có quá 120 người trong mạng lưới tầng dưới.
Biến thể
Một số chính sách của mô hình ma trận cho phép tuyển vào số lượng không hạn chế (để bù bắp sự thiếu hụt do có thành viên nghỉ việc hoặc làm việc không hiệu quả), tuy nhiên, quá trình làm việc vẫn chỉ dựa trên một số người nhất định, khi bạn có 3 người trong mạng lưới, bạn sẽ là thành viên cấp một, khi giúp cho ba người này đạt cấp một, bạn sẽ đạt cấp hai. Điều này làm cho tính thống nhất (đoàn kết) của đội nhóm bị hạn chế .
Hiện nay mô hình nhị phân đã có nhiều thay đổi để dần hoàn thiện (phát huy tính đơn giản và nâng cao quyền lợi nhà phân phối) như từ việc chỉ chi trả hoa hồng từ nhánh yếu thì còn được thưởng thêm từ một phần của nhánh mạnh, cũng như việc được chi trả hoa hồng nhiều hơn đối với những người được trực tiếp bảo trợ.
Mô hình đều tầng (sơ đồ một cấp)
Mô hình đều tầng cho phép nhà phân phối tuyển không giới hạn nhà phân phối tuyến dưới , tức là không phải tuyển với số lượng tuyến dưới bắt buộc, có thể là một người, hai người, ba người hay bao nhiêu người tùy thích. Nhà phân phối được hưởng hoa hồng hay phần trăm hoa hồng từ đội nhóm của mình là như nhau đối với cùng một thế hệ, các thế hệ có thể có mức phần trăm giống hoặc khác nhau.
Để bảo đảm tính công bằng giữa người vào trước và vào sau nên mô hình đều tầng chỉ cho phép hưởng tối đa ba thế hệ, bốn thế hệ hay năm thế hệ hay nhiều hơn nữa tùy theo chính sách của mỗi công ty. Nếu cho hưởng tối đa các thế hệ thì xảy ra tình trạng: tiền dùng để chi trả hoa hồng cho nhà phân phối sẽ lớn hơn giá trị sản phẩm (Giả sử cứ ở mỗi thế hệ công ty sẽ chi trả cho nhà phân phối 5% thì tới thế hệ thứ 10 đã có 50% dùng để chi trả hoa hồng, và để đến thế hệ 20 con số đã lên tới 100% !?) vì thế người tham gia chỉ được hưởng đến một mức nhất định nào đó.
Vì mô hình này không có sự thoát ly cho nên kế hoạch một cấp chi trả cho bạn một số ít mức. Về mặt lý thuyết, bạn có thể bổ sung sự thiếu sót này bằng cách tuyển mộ một số lượng lớn người vào mức một của bạn[16]. Nhưng, mặc dù các Sơ đồ một cấp không giới hạn số lượng người được bạn đỡ đầu, thì vẫn có sự hạn chế cơ học về tính hiệu quả của việc đỡ đầu. Do sự hạn chế mức chi trả nên có thể những người ở mức trên sẽ không cần chăm sóc, giúp đỡ những tầng mình không được hưởng hoa hồng (nếu chính sách quy định chỉ cho hưởng đến tầng 5 thì tôi chăm sóc tầng 6, tầng 7 của tôi làm gì) và như thế không mang tính nhân bản và bền vững.
Sơ đồ này rất hấp dẫn đối với những nhà phân phối háo danh, thích mua sỉ hơn là xây dựng một mạng lưới rộng lớn của mình . Việc chi trả hoa hồng ở mô hình này rất giống với cách ăn chia hoa hồng ở bán hàng trực tiếp và chia lợi nhuận giới các đại lý trong kinh doanh truyền thống .
Mô hình bậc thang li khai
Bậc thang li khai là mô hình tiên tiến nhất hiện nay. Nó cho phép mỗi nhà phân phối được tuyển tuyến dưới với số lượng tùy thích (cũng giống như mô hình đều tầng). Ngoài hệ thống thế hệ, bậc thang li khai còn tạo ra một hệ thống cấp bậc. Ở mỗi cấp bậc, nhà phân phối được hưởng hoa hồng cá nhân khác nhau, là hoa hồng đội nhóm cũng khác nhau tùy vào cấp bậc của nhà phân phối tuyến dưới. Vì thế, mô hình cho phép nhà phân phối hưởng không giới hạn thế hệ mà vẫn bảo đảm được tính công bằng.
Đặc trưng của Bậc thang li khai là hệ thống được quản lí theo hệ thống cấp bậc, tức là phần trăm hoa hồng sẽ được phân chia theo hệ thống cấp bậc. Mỗi cấp bậc sẽ có mức hoa hồng riêng và hoa hồng khối lượng (giá trị thặng dư) sẽ được tính dựa trên số dư từ % hoa hồng cao trừ đi phần trăm hoa hồng thấp hơn.
Ví dụ, Thành Tâm tham gia vào mạng lưới và hiện giờ anh đang ở cấp bậc, mà tại đó anh nhận được 12%, và trong đội nhóm của anh có Kim Tài hiện đang hưởng mức 5%, như vậy, Thành Tâm sẽ nhận được 7% giá trị hàng hóa do Kim Tài tiêu thụ được, và cho dù Kim Tài ở bất cứ tầng nào trong hệ thống Thành Tâm vẫn nhận được giá trị 7% (miễn là giữa hai người không có người có cấp bậc cao hơn Kim Tài). Như vậy, hệ thống sẽ luôn bảo đảm rằng nó tồn tại và công bằng.
Khi các nhà phân phối trong mạng lưới tầng dưới của bạn đạt đến trạng thái vượt cấp nhất định thì họ sẽ “bứt ra” khỏi nhóm của bạn. Bạn sẽ không còn nhận được các khoản hoa hồng trực tiếp từ các sản phẩm của họ hay là mạng lưới của họ bán nữa. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ tiếp tục nhận được một khoản lợi tức hoa hồng nhỏ từ khối lượng của nhóm các nhà phân phối đã tách ra và từ mạng lưới của họ. Nên nhớ rằng, phần trăm hoa hồng nhỏ nhưng từ một mạng lưới lớn.
Ưu điểm
Trong số các sơ đồ kinh doanh thì sơ đồ bậc thang bảo đảm khả năng đạt được phúc lợi lớn nhất. Vấn đề ở chỗ là các đặc trưng thoát ly cho phép bạn xây dựng tổ chức lớn hơn và lấy ra được các khoản hoa hồng từ nhiều cấp hơn các sơ đồ kiểu khác.
Mô hình này cho phép bạn nhận được các khoản hoa hồng ở nhiều mức hơn bất kì sơ đồ nào khác. Nếu như nhà phân phối có một tổ chức 6 mức của mình thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận được các khoản hoa hồng từ số hàng hóa bán được ở mức thứ 12 của bạn! mô hình này cho phép thu về các khoản thu nhập từ mức thứ 20, độ sâu này trong các Mô hình khác không thể đạt tới.
Bậc thang li khai đem đến một độ rộng không hạn chế. Bạn có thể bảo trợ vào tầng 1 của mình bao nhiêu người tùy khả năng của bạn. Họ, đến lượt mình cũng có thể bảo trợ như thế. Bạn có thể mở rộng mãi mãi khi xây dựng mạng lưới tầng dưới rộng lớn của mình, có khi lên tới hàng chục nghìn nhà phân phối.
Tính ổn định
Đa số các công ty ổn định đều sử dụng Mô hình này, và đó là các công ty đa quốc gia. Leonard Clements thông báo rằng 86% công ty MLM tồn tại từ 7 năm trở lên đều sử dụng mô hình này.
Quá tải tầng trên hay quá tải tầng dưới
Mặc dù có nhiều tính ưu việt trong cách thức chi trả hoa hồng, mô hình bậc thang li khai vẫn có nhược điểm nếu doanh nghiệp tổ chức không thể cân bằng tầng trên và tầng dưới . Cụ thể là, nếu chính sách không phù hợp, khi vừa vào sẽ có thu nhập rất nhỏ (nhỏ đến mức nhà phân phối không thể đủ kinh phí để duy trì công việc kinh doanh) hoặc nhà phân phối lâu năm sẽ không đạt được thu nhập đúng với công sức của họ. Vì thế, dù biết mô hình bậc thang li khai vượt trội so với các mô hình khác nhưng nhiều doanh nghiệp không đủ sức để cân bằng, khi mà những nhà phân phối mới vẫn đủ thu nhập để duy trì hoạt động kinh doanh đến khi họ thật sự đạt được sự tự do về thời gian và tài chính.
Sản phẩm
Sản phẩm đánh giá sự tồn tại lâu dài của một công ty kinh doanh theo mạng vì vậy sản phẩm trong kinh doanh đa cấp phải có chất lượng tốt (do sản phẩm được lan truyền từ người này đến người khác, nên nếu chất lượng không tốt thì sẽ không có sức lan truyền) , cần thiết cho hầu hết người tiêu dùng và được sử dụng thường xuyên. Các sản phẩm mang đáp ứng nhu cầu hầu hết của người tiêu dùng và sẽ được sử dụng liên tục sau đó:
- Hàng tiêu dùng
- Mỹ phẩm
- Thực phẩm ăn uống và Thực phẩm dinh dưỡng chức năng
Ngoài ra, sản phẩm phải đảm bảo tính độc quyền: nghĩa là chỉ bán thông qua các nhà phân phối của công ty, không bán rộng rãi trên thị trường; độc đáo: tức là trên thị trường không có sản phẩm tương tự.
- Học tập ( 1 loại sản phẩm mới, lần đầu tiên có mặt tại việt nam)
Theo Điều 5, Nghị định 110/2005/NĐ-CP quy định về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp như sau:
- Tất cả hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức này, trừ những trường hợp sau:
- Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm lưu thông, Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu
- Thuốc (thuốc phòng chữa bệnh cho người, thuốc thú y và thú y thủy sản, vắc xin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế; nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh
- Thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn; các loại chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại.
- Hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
- Đảm bảo rõ ràng, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ tính năng, công dụng của hàng hóa;
- Có nhãn hàng hóa theo đúng quy định pháp luật.
Hình tháp ảo
Bán hàng đa cấp bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biến tướng của phương thức kinh doanh đa cấp, trong đó, lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển dụng các thành viên mới. Đối tượng làm việc của kinh doanh theo mạng là Sản phẩm, còn đối tượng của hình tháp ảo là tiền, cho dù nó thường được quy đổi thành sản phẩm, hay dịch vụ nhất định thì nó vẫn là hình tháp ảo khi số lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ luôn tương xứng với số người tham gia (đối với hình thức chân chính, số lượng sản phẩm bán tùy thuộc vào khả năng nội tại của mỗi người). Khi đó, các công ty hình tháp ảo, sử dụng thuật ngữ “đa cấp” ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam giác-kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam giác).
Kinh doanh đa cấp | Hình tháp ảo | |
---|---|---|
Cách thức | Hợp pháp | Bất hợp pháp. |
Tự nguyện | Có tính chất lôi kéo, ép buộc tham gia. | |
Người tham gia bán sản phẩm cho những người ngoài mạng lưới (theo giá lẻ) và tuyển mộ người khác vào mạng lưới (bán sản phẩm theo giá sỉ) | không có bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới | |
Không quan trọng là bạn tham gia khi nào, ở vị trí nào. Phụ thuộc vào cách thức bạn làm việc | Tốt nhất là tham gia từ lúc ban đầu, càng vào sau cơ hội của bạn càng thấp. | |
Phí tham gia | Không mất phí hoặc mất khoản phí nhỏ để mua tài liệu, làm thẻ. | |
Đối tượng làm việc | Sản phẩm | Tiền (từ người mới) |
Hoa hồng | Phát sinh khi hàng hóa được bán | được nhận khi có thêm người vào mạng lưới. |
Phụ thuộc vào cấp bậc và hệ thống | Phụ thuộc chủ yếu vào vị trí trong mạng lưới là cao hay thấp, trên đỉnh hay nằm ở đáy | |
Chính sách | Rõ ràng, minh bạch, thống nhất | Mập mờ, không rõ ràng |
Quy định đầy đủ các vấn đề Là dự án hoàn chỉnh: ở đó quy định các chính sách từ khi mới tham gia đến từng bước thành công và cả việc thừa kế và hôn nhân. | Dự án sơ sài, thiếu sót. | |
Công bằng, không phụ thuộc vào việc tham gia trước hay sau, sớm hay muộn. Đã có rất nhiều nhà phân phối tham gia vào một công ty, khi nó đã được hình thành 10 năm, 20 năm hoặc hơn thế nữa nhưng lại thành công hơn tất cả những người tham gia trước anh ta, kể cả những người thuộc tuyến trên | Chính sách không công bằng: Người vào sau luôn nằm ở đáy và không thể thoát ra độc lập | |
Không bắt ép mua sản phẩm | Bắt buộc đóng góp một khoản tiền lớn để được tham gia hoặc bắt người tham gia mua một lượng sản phẩm nhất định. | |
Mua sản phẩm | vì có nhu cầu sử dụng | vì được tham gia mạng lưới để có lợi ích kinh tế hay lợi ích khác Không có nhu cầu sử dụng |
Sản phẩm | Chất lượng tốt | Chất lượng bình thường hoặc kém chất lượng, được nâng giá cao gấp nhiều lần để chi trả hoa hồng. |
Được tiêu thụ cả bên trong và ngoài mạng lưới | Chỉ được tiêu thụ bên trong hình tháp | |
Được hướng dẫn về sản phẩm trước khi chia sẻ | Không được hướng dẫn hoặc hướng dẫn qua loa. | |
Nhà phân phối am hiểu và đam mê sản phẩm | Khà phân phối Không chú trọng đến sản phẩm, thường rất mập mờ về tính năng và công dụng sản phẩm | |
Giá mua của nhà phân phối thấp hơn giá thị trường | Không thể bán ra thị trường hoặc bán ra với giá thấp hơn giá mua sỉ | |
Cam kết nhận lại sản phẩm và trả lại ít nhất 90% giá trị | Không cam kết hoặc cố tình trì hoãn thực hiện nhận lại sản phẩm. | |
Nhà phân phối | Được đào tạo để trở thành chuyên gia | Chỉ phát triển rất ít kĩ năng |
Tuy nhiên, việc phân biệt công ty minh bạch hay bất chính rất khó với đa số người dân, nhất là những người chưa hiểu rõ về kinh doanh đa cấp. Người ta thường hiểu kinh doanh đa cấp theo nhiều cách khác nhau và sai lệch, số ít người hiểu Kinh doanh theo mạng và Bán hàng đa cấp là hai hình thức khác nhau nhưng thực chất chúng chỉ là một.
Tham khảo
- ^ a b c d e f Sách Khởi nghiệp từ… Kinh doanh theo mạng Chương 4 – NXB Lao Động
- ^ a b Khoảng sáng của kinh doanh đa cấp - Báo Thanh Niên ngày 30-8-2011
- ^ a b c d e Doanh Nhân Sài Gòn ngày 3-8-2011
- ^ Nghị định 110/2005/NĐ-CP Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
- ^ Quyết định số1363/QĐ-BNV ngày 02 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
- ^ Trang tin chính thức của MLMA
- ^ Ra mắt Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, báo Hànộimới, 30/03/2010
- ^ Làn sóng thứ ba – Phụ lục: các dạng sơ đồ kinh doanh – Bậc đầu tiên hay nâng cao?
- ^ Làn sóng thứ ba – Phụ lục: các dạng sơ đồ kinh doanh – Chế tài xử phạt
- ^ Tổng hợp từ Phụ lục: Các dạng sơ đồ kinh doanh, mục số 7 (từ trang 286 đến 293), quyển “Làn sóng thứ ba - Kỷ nguyên mới trong ngành kinh doanh theo mạng“, Richard Poe (Người dịch: Cù Hoàng Đức), NXB Văn hóa thông tin, năm 2010.
- ^ a b Làn sóng thứ ba trang 287
- ^ a b Làn sóng thứ ba trang 290, 291
- ^ Làn sóng thứ ba trang 291
- ^ Tạp chí Upline
- ^ Làn sóng thứ ba trang 292
- ^ a b Làn sóng thứ ba trang 293
- ^ Tạp chí bán hàng trực tiếp
- ^ Làn sóng thứ ba 288
- ^ Làn sóng thứ ba trang 288, 299
- ^ Kinh doanh theo mạng dành cho những người thông minh (Tập 2) - Robert Batvin
- ^ Trong thực tế, người kinh doanh theo mạng thành công, đầu tiên phải đam mê sản phẩm của mình
- ^ Tổng hợp từ Chương 3: Lựa chọn công ty thuộc làn sóng thứ 3 như thế nào? (từ trang 73 đến 94), quyển “Làn sóng thứ ba - Kỷ nguyên mới trong ngành kinh doanh theo mạng“, Richard Poe (Người dịch: Cù Hoàng Đức), NXB Văn hóa thông tin, năm 2010.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênBTN_31-08
- Khởi nghiệp…. từ kinh doanh theo mạng - NXB Lao Động
- Dạy con làm giàu (Rich Dad Poor Dad) tập XI – Trường dạy kinh doanh cho những người thích giúp đỡ người khác (Business School for People Who Like Helping People), Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter - GoldPress Publishing, LLC, Hoa Kỳ.
- Tủ sách chuyên nghiệp kinh doanh theo mạng – NXB Văn hóa thông tin.
- Nghị định 110/2005/NĐ-CP về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
- Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
- Quyết định số 103/2007/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp quản lý bán hàng đa cấp
Website: www.thucphamchucnang.asia
0 nhận xét:
Đăng nhận xét