Nữ sinh “bán thân” trả nợ vì tham gia bán hàng đa cấp

Nữ sinh “bán thân” trả nợ vì tham gia bán hàng đa cấp


Để có tiền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, nữ sinh tên L. đã phải vay tiền của hiệu cầm đồ. Không có tiền trả lãi, nữ sinh này phải đi “bán hoa” trả nợ.
Nữ sinh “bán thân” trả nợ
Nguyễn Thị L. nữ sinh một trường ĐH tại Hà Nội kể về việc em dấn thân vào nghiệp “bán hoa” để trả lãi suất cầm đồ vì “dính” bẫy đa cấp đầy chua xót.

Hình ảnh Nữ sinh “bán thân” trả nợ vì tham gia bán hàng đa cấp số 1

Chỉ vì dính vào đa cấp Liên minh tiêu dùng, L. đã phải sa chân vào thế giới nhơ nhuốc.

Em chia sẻ: “Em từ quê xuống học ngành Quản trị kinh doanh từ hồi tháng 9/2014. Vì bố mẹ đều là công nhân, em lại theo học ngành chuyên về kinh tế nên em muốn tìm một công việc làm thêm phù hợp với ước muốn kiếm tiền và kinh doanh.
Video: Cảnh khóc lóc, ngất xỉu tại một công ty đa cấp
Lúc đó, có một người bạn hồi cấp ba rủ em tới địa chỉ 252 Hoàng Quốc Việt bằng giọng rất mập mờ: ‘Bạn cứ lên đây. Bạn sẽ có cơ hội làm giàu và được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về kinh doanh.
Chúng ta học với nhau từ cấp một, mình sao có thể nói dối bạn được”.
Sau lần được người bạn học rủ rê, mời chào, sự tò mò trong người cô bé mới lớn cộng với hy vọng kiếm tiền trang trải cuộc sống, L. hí hửng theo bạn. “Nghe bạn ấy nói vậy, em hào hứng đến địa chỉ 252 Hoàng Quốc Việt. Lúc đó, em được bạn này dẫn lên tầng 3 của tòa nhà cao 9 tầng này và thấy hàng trăm con người đang tụ tập ở đây. Họ nói về những cơ hội kinh doanh với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng. Họ đạo mạo, lịch sự, tự tin. Em bị quay cuồng trong cái vòng quay ấy.Đó là lần đầu L. bị dụ dỗ tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp của công ty Liên minh tiêu dùng.
Rồi họ hỏi: “Em có muốn làm giàu không? Có muốn nắm bắt cơ hội không?”. Rằng nếu muốn tham gia thì em phải mua một lô hàng là những sản phẩm mà em chẳng có nhu cầu dùng bao giờ. Đó là các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ. Giá của lô hàng này là 8,5 triệu đồng. Em gật đầu nhưng sực nhớ ra rằng mình chẳng có đồng tiền nào”, cô bé sinh năm 1996 nhớ lại.
“Đã vào làm ở công ty thì đối xử nhau như người trong gia đình, ai khó khăn sẽ được giúp đỡ, cốt sao để tất cả cùng thành công”, một tuyến trên của L. dẫn dụ khi cô bé bảo không có tiền. Và rồi, sau hôm đó những hào nhoáng thành công, tiền, thù lao cứ quay cuồng trong đầu nữ sinh viên trẻ này.
Vài hôm sau, người bạn ấy lại dẫn em lên công ty Cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam – Vietnet và lần này họ hướng dẫn cụ thể cách vay tiền. Cụ thể, họ bảo em cầm thẻ sinh viên, chứng minh thư và bằng tốt nghiệp THPT rồi có người sẽ dẫn ra tiệm cầm đồ trên phố Phan Văn Trường để cầm cố.
“Em chưa đi cầm đồ bao giờ, nhưng không nghĩ lại dễ dàng đến vậy. Có người của công ty bảo lãnh, họ cầm cố cho em 9 triệu đồng với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/ngày. Em như bị ma làm đi theo họ như một cái máy. Vay xong, họ lập tức đưa em về để ký hợp đồng”, L. kể lại với giọng hằn học.
Từ khi vào làm cộng tác viên của công ty Liên minh tiêu dùng, cô nữ sinh miền núi này hết hội thảo rồi học việc nhưng cũng không thể rủ rê được bạn nào vào công ty. Trong khi đó, số tiền lãi hàng ngày cô phải đóng lên tới 45.000 đồng.
Trong khi, mỗi tháng bố mẹ gửi cho em 1,5 triệu đồng cho tất cả các sinh hoạt. Từ khi dính vào công ty Liên minh tiêu dùng với khoản lãi khổng lồ ấy, mỗi tháng đóng tiền lãi thôi cũng gần hết số tiền mẹ gửi xuống.
Không người thân thích, không một khoản thu nhập nào khác, cô nữ sinh mới bước qua tuổi 18 đã phải dồn toàn bộ số tiền bố mẹ gửi hàng tháng để nộp vào tiền lãi. Những bữa cơm cứ được thay bằng bánh mì, bằng mì tôm nhưng cuối cùng những thứ đó cũng trở thành xa xỉ, L. bắt đầu rơi vào bi kịch.
Trong cái bi kịch ấy thì một lần lên mạng, L. mới biết nhiều cô gái chọn phương pháp bán “vốn tự có” qua mạng để kiếm tiền. Thiếu tiền, chủ nợ thúc ép, L. bắt đầu học cách bán dâm qua mạng xã hội như Ola, Zalo…
Tự tử sau khi tham gia bán hàng đa cấp
Ông Nguyễn Hữu An (chồng bà Nguyễn Thị Dinh – tại Hà Tĩnh) kể lại câu chuyện đau lòng từ khi bà dính vào bán hàng đa cấp của công ty TNMU. Theo đó, bà tham gia mạng lưới này và đóng vào đó 170 triệu đồng.
Hình ảnh Nữ sinh “bán thân” trả nợ vì tham gia bán hàng đa cấp số 3

Bà Dinh cắm sổ đỏ vay 500 triệu tham gia bán hàng đa cấp, không biết lấy tiền đâu trả nợ, bà tự tử để được giải thoát.

Ban đầu, nhận được tiền hoa hồng và thù lao, thậm chí còn được công ty đa cấp cho đi du lịch nước ngoài nên bà Dinh thích thú, tin tưởng lắm. Sau đó, bà còn cắm cả sổ đỏ của gia đình để tiếp tục đóng tiền vào mạng lưới bán hàng đa cấp 500 triệu để tiếp tục đầu tư.
Chẳng biết lời lãi thế nào, nhưng do áp lực từ số tiền khổng lồ đã vay mà khiến bà Dinh phải tự tử để giải thoát.
Video: 
Từ một người bình thường, sau khi tham gia bán hàng đa cấp, cắm sổ đỏ hàng trăm triệu đồng nhưng không biết có lấy lại được tiền hay không, bà Dinh lo lắng đến bị trầm cảm rồi tìm đến cái chết.
Con gái bà Dinh băn khoăn: “Nhiều khi em không hiểu họ (công ty đa cấp) có cho mẹ dùng thuốc chi hay không mà mẹ như bị trầm cảm, đầu óc không minh mẫn, không nhớ ra nhiều điều".
Phanh Phui sai phạm của hàng loạt công ty đa cấp
Thời gian qua, chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam liên tục phanh phui những sai phạm của hàng loạt công ty đa cấp. 
Đơn cử như công ty Liên kết Việt (công ty con của công ty Cổ phần Tập đoàn thiết bị Y tế BQP) sai phạm trong việc đăng ký bán sản phẩm, thậm chí, công ty này còn có dấu hiểu giả mạo bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 
Video: Công ty Liên kết Việt giả mạo bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Video: Liên kết Việt liên tiếp giả mạo Bộ Quốc phòng
Trước đó, trên báo Kinh tế nông thôn đăng tải, Chi cục Quản lý Thị trường TP. Hà Nội đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân đối với hành vi thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Trong đó, có web Lienminhtieudung.vn của Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam (VietNet).
Tổng mức xử phạt đối với các đơn vị sở hữu website là 106,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy 27 lọ thực phẩm chức năng, tạm giữ một số mặt hàng và lấy mẫu 02 sản phẩm để giám định chất lượng hàng hóa.
Trước đó, các Đội QLTT số 14 và Đội QLTT số 7 - Chi Cục QLTT TP. Hà Nội đã tiến hành xử phạt 12 website TMĐT bán hàng với tổng mức phạt gần 300 triệu đồng.

Khóc rưng rức, ngất xỉu vì nghe... diễn thuyết bán hàng đa cấp

Khóc rưng rức, ngất xỉu vì nghe... diễn thuyết bán hàng đa cấp


Để đạt được mục đích làm dày mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, một số người đã tung chiêu dụ dỗ, kể cả việc lợi dụng yếu tố tâm linh.

Lợi dụng cả yếu tố tâm linh
Theo một số cư dân mạng, đây không chỉ là một màn diễn kịch mà là hài kịch. Nhân vật chính trong clip như một người đi khóc mướn, thậm chí những lời anh ta nói ra không có gì đáng phải xúc động đến phát khóc. “Thật là nhảm nhí! Người diễn thuyết nói chẳng đâu ra đâu vậy mà cả người nói, người nghe đều khóc rưng rức”, nick name muavang0618 viết trên một diễn đàn.
Cũng có ý kiến cho rằng, trong số những người khóc lóc sụt sùi có cả những “diễn viên” do hội những người tổ chức buổi thuyết trình cài cắm. Theo đó, có thể những lời diễn thuyết không có gì đáng để xúc động nhưng do thấy người nói và một số người nghe khóc nên những người khác cũng khóc theo. “Làm gì có buổi thuyết trình nào đàng hoàng mà lại đông người khóc, ngất xỉu như thế. Chắc là có mấy “diễn viên” khơi mào rồi những người khác thấy vậy cũng khóc theo”, nick name naivang1982 phản ứng.
Hiện nay, ở nhiều diễn đàn khác nhau, cư dân mạng đã chia sẻ một số câu chuyện tương tự khi tham gia các buổi hội thảo, gặp gỡ của các nhóm tổ chức bán hàng đa cấp.

Trên diễn đàn Forum.com, nick name Popeye chia sẻ về một buổi tham dự hội thảo của công ty T.S.. Trong đó, cũng có những tiết mục khiến người nghe phải khóc sụt sùi, thậm chí sởn cả gai ốc. Popeye cho biết, ban đầu chị này "chém gió" như một phường chèo diễn tuồng, rồi kể những mẩu truyện triết lý, lên giọng dạy dỗ đạo đức, ca ngợi T.S, cảm ơn T.S. đã khai sáng con đường thành công cho chị, đã biến chị thành một con người tuyệt vời về mọi phương diện và đã cho chị ô tô, nhà lầu...
Sau đó, người này còn vào vai đứa con khóc lóc ai oán, kể lể công cha nghĩa mẹ, sám hối vì lâu nay không quan tâm chăm sóc bố mẹ khiến bố mẹ gầy gò, già yếu. Cảnh diễn này đã khiến nhiều người xem bắt đầu sụt sịt, khóc lóc. Để chinh phục hoàn toàn những người nghe nhẹ dạ cả tin phía dưới, chị này còn đưa micro cho một người ở phía dưới chia sẻ tâm sự. Chị “khán giả” này cũng khóc lóc, diễn bài y như chị “thủ lĩnh”. Theo nick name Popeye, đây là một sự cài cắm để người nghe “tâm phục khẩu phục”. Trò diễn này dễ dàng đánh lừa được nhiều người tham gia buổi hội thảo vì trong đó có nhiều người từ các tỉnh lẻ lên. Còn với Popeye: “Đây là một màn hài kịch, bi kịch rất rởm”.
1.001 chiêu lừa
Ngoài chiêu lấy nước mắt để chinh phục lòng người, một số thủ lĩnh của công ty bán hàng đa cấp còn dùng những con số siêu lợi nhuận ảo để làm mờ mắt người nghe. Theo đó, chỉ cần bỏ ra 2-3 triệu đồng mua sản phẩm mẫu để được kết nạp làm thành viên của công ty bán hàng đa cấp. Từ số vốn khiêm tốn này các thành viên có thể kiếm được trăm triệu đồng một tháng.
   Khóc rưng rức, ngất xỉu vì nghe... diễn thuyết bán hàng đa cấp - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Chị Nguyễn Thị Hoa, 29 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội cho biết tin tức, chị từng tham gia buổi hội thảo của công ty A. theo lời rủ rê của một người bạn. Tại buổi hội thảo, những người làm chương trình giới thiệu một số thành viên kỳ cựu của công ty với những khoản thu nhập gần trăm triệu đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng một tháng cùng những chuyến hội thảo kết hợp du lịch ở nước ngoài theo định kỳ.
“Nghe giới thiệu thì thấy kiếm tiền dễ như trở bàn tay nên nhiều người nhẹ dạ sẽ tưởng bở. Ngay từ đầu tôi xác định đi để chiều lòng cô bạn nên không mắc phải cám dỗ”, chị Hoa nói.
Chị Hoa cũng cho biết, chị bạn giới thiệu chị tham gia bán hàng đa cấp sau hơn một năm chật vật mời chào các mối quen biết tham gia mua hàng mà không thu được đồng lợi nhuận nào cả nên cũng từ bỏ nghề dễ giàu này. Mạng lưới thành viên của các công ty đa cấp không chỉ hình thành ở các thành phố lớn mà còn len lỏi về tận các vùng quê.
Chị Phạm Thị Yến, 27 tuổi, ở Hải Dương cũng từng là nạn nhân thất bại từ bán hàng đa cấp. Chị chia sẻ, nghe lời mời của một người bạn, chị tìm đến gặp người phụ trách nhóm bán hàng đa cấp của một công ty mỹ phẩm thiên nhiên và nhanh chóng bị mê hoặc bởi những lời giới thiệu của người này. “Theo lời và bảng hướng dẫn người này cung cấp thì mỗi tháng tối thiểu tôi cũng kiếm được 30 triệu đồng mà chả mất gì.
Thêm vào đó còn vô số lợi ích khác như: Được dùng mỹ phẩm giá gốc, được tích điểm để lĩnh thưởng cuối năm... Nghe thấy ngon ăn tôi không ngần ngại bỏ ra gần 3 triệu đồng để mua mớ sản phẩm mẫu để đi giới thiệu. Từ đó, tôi đi gò hết người thân, không được thì tự bỏ tiền ra coi như mình mua sản phẩm vì nghĩ đến cái lợi sau này. Nhưng cuối cùng chỉ mất tiền oan mà không được lợi lộc gì”, chị Yến bức xúc.
Cũng theo phân tích của chị Yến, bản chất của việc bán hàng đa cấp là vòng xoay lừa đảo, trong đó nạn nhân chủ yếu là những người thân quen. “Những người ngồi trên như trưởng nhóm thì mới có lợi nhuận thôi chứ thành viên thì chỉ mất thời gian và lỗ thôi”, chị Yến nói.
Một trong những đối tượng các công ty bán hàng đa cấp muốn “tạo công ăn việc làm" là các sinh viên. Ngoài những chiêu lừa truyền thống các công ty này còn biến tướng nó dưới hình thức mới như: Tuyển nhân viên nạp tiền điện thoại với mức lương 1,8 triệu đồng một tháng, làm việc trong ba tiếng. Tuy nhiên, để đạt được mức lương này, sinh viên phải tuyển được 30 thành viên mới và mỗi thành viên trong mạng lưới phải nạp được 1 triệu đồng tiền card điện thoại cho khách hàng. Nếu một trong số 30 thành viên do mình quản lý nghỉ việc thì không đạt yêu cầu.
Theo những sinh viên từng là nạn nhân của trò tuyển dụng này, đây thực chất là một trò lừa đảo việc làm, thu phí dưới hình thức sinh viên đóng tiền mua sim đa năng và làm không công cho các nhà tuyển dụng "ma".
Cần có hành lang pháp lý
Trao đổi với PV, tiến sĩ Đặng Hoàng Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Hướng nghiệp và Nghiên cứu ứng dụng tâm lý, ĐH Giáo dục Hà Nội cho biết, bán hàng đa cấp mà không theo kiểu "người trước móc tiền người sau" là một hình thức kinh doanh hợp pháp. Theo đó, về bản chất nếu các công ty làm đúng nguyên tắc về mặt pháp luật, đạo đức kinh doanh, minh bạch thông tin thì hoàn toàn chính đáng.
Tuy nhiên, theo bà Minh, tại Việt Nam hình thức bán hàng đa cấp đã bị một số công ty làm sai nguyên tắc, thiếu trung thực và phi đạo đức nghề nghiệp. Do đó, hình thức kinh doanh này đã trở thành trò lừa đảo khách hàng và những người thiếu thông tin, nhẹ dạ cả tin.
Về việc một số "thủ lĩnh" bán hàng đa cấp sử dụng thủ thuật để lấy nước mắt và lòng tin của khách hàng, bà Minh cho rằng, việc làm này là không đúng đắn vì nó mang tính ám thị, thôi miên người nghe.
"Theo quy định, rõ ràng làm như thế là không được vì nó mang tính chất lừa đảo người nghe. Mọi thông tin trong các buổi thuyết trình lẽ ra phải thật rõ ràng để người nghe tiếp thu thông tin một cách chính xác, cụ thể. Thế nhưng trong hầu hết các buổi thuyết trình của các công ty bán hàng đa cấp tôi được biết đều truyền tải những thông tin một cách mập mờ, nhất là con số lợi nhuận các thành viên thu được hàng tháng cũng như thông tin về các sản phẩm bị thổi phồng nhằm đánh lừa người nghe", bà Minh nói.
Cũng theo bà Minh, để hình thức bán hàng này được áp dụng đúng quy định của pháp luât, cơ quan chức năng cần có một hành lang pháp lý quy định cụ thể về công việc này. Ví dụ như: Những quy định về tính minh bạch và trung thực về thông tin, về phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của các cộng tác viên cũng như các hình thức xử phạt đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm.
Ý kiến chuyên gia:
Bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch Hiệp hội BHĐC Việt Nam: “Hoạt động BHĐC mang tính chất lừa đảo đang gây bức xúc cho cộng đồng và làm mất uy tín, hình ảnh của các công ty kinh doanh đa cấp hợp pháp, chân chính. Do đó các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý hoạt động BHĐC, siết chặt các chính sách và đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý nhằm giúp ngành kinh doanh này minh bạch hơn, lấy lại niềm tin người tiêu dùng”.
Theo ông Phan Đức Quế - Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương:
Theo Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, hoạt động bán hàng đa cấp sẽ bị điều chỉnh bằng khung pháp lý chặt chẽ hơn.
Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đối với dịch vụ như đào tạo, du lịch, sim thẻ điện thoại, huy động tài chính... mà không cần phải đăng ký, không chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý hoạt động đa cấp. Những vi phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp đối với dịch vụ chỉ được xử lý thông qua Bộ luật Hình sự, khi mà hậu quả của hoạt động kinh doanh đa cấp để lại đã quá lớn, ảnh hưởng tới đông đảo người tham gia. Điển hình là các vụ việc liên quan tới các doanh nghiệp như Golden Rock (2006), Colony Invest (2007), Diamon Holiday (2011), MB24 (2012)...
Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn như đã nêu, Nghị định đã bổ sung quy định “mọi loại hình dịch vụ hoặc các loại hình kinh doanh khác không phải là mua bán hàng hóa, không được tiến hành kinh doanh theo phương thức kinh doanh đa cấp, trừ trường hợp pháp luật cho phép”.
Nghị định số 42/2014/NĐ-CP còn đưa ra các quy định để quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp cũng như người tham gia bán hàng đa cấp.Chẳng hạn, Nghị định bổ sung các quy định cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp; quy định chi tiết về thông báo tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp hay quy định chi tiết về điều kiện đối với đào tạo viên đào tạo cho người tham gia bán hàng đa cấp, bổ sung quy định về tạm ngừng (12 tháng), chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, quy định rõ ràng về việc rút khoản tiền ký quỹ và sử dụng tiền ký quỹ. Ngoài các quy định liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp, Nghị định cũng quy định rất rõ các trường hợp mà theo đó doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp.

Yêu cầu điều tra các vụ lừa đảo bán hàng đa cấp

Yêu cầu điều tra các vụ lừa đảo bán hàng đa cấp

Chính phủ yêu cầu điều tra đường dây, ổ nhóm lợi dụng hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp...

Yêu cầu điều tra các vụ lừa đảo bán hàng đa cấp
Gần đây xuất hiện khá nhiều doanh nghiệp, tổ chức triển khai bán hàng đa cấp trái quy định pháp luật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và người tham gia mạng lưới.
NGÔ TRANG
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động bán hàng đa cấp.
Theo đánh giá của Chính phủ, thời gian vừa qua, các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin bài phản ánh tình trạng lợi dụng hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người tham gia kinh doanh, gây dư luận bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự ở nhiều địa phương.

Nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động của các tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp; phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy định về lĩnh vực này.

Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức nắm tình hình, điều tra cơ bản và đấu tranh với những đường dây, ổ nhóm lợi dụng hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chiếm đoạt tài sản của người tham gia kinh doanh, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, góp phần răn đe, giáo dục phòng ngừa chung, bảo đảm an ninh, trật tự.

Tháng 7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp với khung pháp lý chặt chẽ hơn nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bán hàng đa cấp, người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp bán hàng đa cấp và tạo môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng. 

Đặc biệt, để sàng lọc doanh nghiệp từ khâu gia nhập thị trường, nghị định đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp muốn đăng ký tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp phải có vốn pháp định và phải ký quỹ bằng tiền mặt 5% vốn điều lệ, nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng.

“90% công ty đa cấp ở Việt Nam không chân chính”

“90% công ty đa cấp ở Việt Nam không chân chính”


“90% công ty đa cấp ở Việt Nam không chân chính”
Kinh doanh đa cấp: Trò lừa đảo”
Khi nói tới loại hình kinh doanh đa cấp, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long luôn miệng nhắc đi nhắc lại 3 từ “trò lừa đảo”.
Bởi với ông, trong nền kinh tế này, không bao giờ có công việc nào lại có lợi nhuận hấp dẫn với mức lãi cao đến như vậy và cũng không bao giờ có cảnh “ngồi mát ăn bát vàng”.
Ông Long tâm sự: “Một số người bạn quen biết tôi nghĩ tôi có tiền nên thường xuyên mời mọc tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của họ, nhưng tôi phải từ chối khéo rằng: “Tôi không có tiền”.
Với những người đó, lợi nhuận 100%, họ bắt đầu suy nghĩ, 200% họ hăng máu và khi lợi nhuận 300%, có treo cổ, họ cũng không biết cái gì nữa.
Vì lợi nhuận, họ có thể bất chấp mọi thứ, chẳng còn tình nghĩa bạn bè, chẳng nghĩ tới quan hệ anh em”.
Vị chuyên gia kinh tế này cho rằng: Thực chất, kinh doanh đa cấp là mô hình giống như 1 cái cây, có nhiều tầng, nhiều nhánh. Người tham gia vừa là thành viên của công ty, vừa là khách hàng.
Họ sẽ hưởng lợi từ tiền hoa hồng của sản phẩm bán được của họ và những cấp dưới của họ.
“Họ càng dụ được nhiều người vào càng tốt, người trước lừa người sau, người sau lừa người sau nữa. Cứ như vậy theo cấp số nhân.
Khi người A đi tuyên truyền mời người B vào, người B làm thì cũng chỉ được hưởng lợi một phần còn phần nhiều lợi nhuận rơi vào túi ông chủ cao nhất. Đây là trò lừa đảo thực sự” – ông Long nhấn mạnh.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Kinh doanh đa cấp tại Việt Nam chủ yếu là lừa đảo.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Kinh doanh đa cấp tại Việt Nam chủ yếu là lừa đảo.
Chuyên gia Ngô Trí Long phân tích, khác với mô hình kinh doanh truyền thống, kinh doanh đa cấp không tuân theo quy luật cung cầu.
Bởi lẽ, hầu hết các “thủ lĩnh” trong nhóm bán hàng đa cấp dù chưa bán được hết hàng nhưng đến kỳ vẫn phải mua hàng vào, đôi khi chỉ để xếp xó.
Trong khi, phương pháp kinh doanh truyền thống là đi theo quy luật kinh tế cơ bản, có cầu mới có cung.
Nếu thị trường có nhu cầu lớn thì mới mua nhiều vào để bán ra, hàng ế thì phải giảm nhập, không mua nữa và đầu tư vốn vào loại hàng hóa khác hoặc loại hình kinh doanh, dịch vụ khác.
Dù nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho người dân “nhẹ dạ cả tin” rơi vào bẫy lừa của kinh doanh đa cấp nhưng nhiều người vẫn cứ lao vào.
Tại Hải Dương, anh Nguyễn Thế Hưng, một viên chức nhà nước đã không khỏi ái ngại kể, anh đã từng chứng kiến cảnh gia đình một người bạn có vợ dính vào kinh doanh đa cấp, cuộc sống đang yên ổn bỗng nhiên đổ vỡ.
Người vợ bị cuốn hút bởi lời mời "có cánh" như ma thuật với cam kết đem đến thành công, thay đổi cuộc sống từ mạng lưới Công ty A, chị đã tin để rồi lao vào như thiêu thân mặc sự can ngăn của người chồng.
Kết quả sau 7 tháng tham gia mạng lưới, chị như lột xác hoàn toàn, chị tuyên bố: thà bỏ chồng chứ không thể bỏ công việc này.
Nhận định về vấn nạn trên, chuyên gia Ngô Trí Long lý giải: “Theo tôi, những người lao vào đó đều là những người hám lợi hoặc không hiểu biết”.
Thêm vào đó, theo ông Long, một chiêu bài nữa của những người kinh doanh đa cấp sử dụng là: “Khuyếch trương thông tin sản phẩm và thương hiệu của công ty lên, người nào ngộ nhận, không tỉnh táo sẽ bị lừa”.
Các dược phẩm khi được quảng cáo đều được thần thánh hóa, phù phép thành thuốc tiên, đa di năng, chữa bách bệnh, đại bổ, nhưng tất cả chỉ là "truyền miệng".
Ngoài ra, “cách đưa ra các khuyến mại hay các giải thưởng cao nhằm lôi kéo các thành viên cũng là một chiêu trò.
Thậm chí, thưởng đến nơi rồi nhưng sau đó lại bảo “hết rồi”. Chiêu lừa này rõ ràng, ai cũng nhận thấy nhưng nhiều người vẫn bị bịt mắt” – ông Long chia sẻ.
“90% công ty đa cấp ở Việt Nam không chân chính”
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Vinh Phú, nguyên đại biểu hội đồng nhân dân, nguyên Phó GĐ Sở thương mại, nguyên Phó ban chống buôn lậu Tp.Hà Nội cho biết: Ở các nước khác, kinh doanh đa cấp rất lành mạnh và có nguyên tắc về giá bán.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại hình kinh doanh này đã bị biến tướng thành hành vi lừa đảo, giá bán bị đẩy lên một cách vô tội vạ.
Ông Phú phân tích: "Trên thế giới, người ta chặn giá bán dựa vào lợi nhuận từ gốc tới thu mua. Ví dụ: Giá bán = giá mua + 20%, dù có qua 10 cấp, mức giá bán cũng không được vượt phạm vi này.
Nhưng đa cấp ở Việt Nam bị hiểu sai lệch đi, đa cấp nghĩa là nhiều cấp bậc, nhiều lợi nhuận, giá bị đẩy lên không tưởng.
Như một lọ sâm có giá trị khoảng 500 nghìn đồng nhưng sau đó bị đẩy lên 5 triệu đồng, từ đó, giá đa cấp lũy tiến liên tiếp".
Một buổi tôn vinh hoành tráng của công ty A tổ chức tại Mỹ Đình (Hà Nội) (Ảnh: Long Nguyễn)
Một buổi tôn vinh hoành tráng của công ty A tổ chức tại Mỹ Đình (Hà Nội) (Ảnh: Long Nguyễn)
“Theo tôi, có tới 90% công ty đa cấp ở Việt Nam không chân chính. Nghìn lẻ các chiêu trò của họ đang giết sự chân chính của đa cấp quốc tế” – ông Phú thẳng thắn.
Theo ông Phú, một trong những chiêu trò đó là dùng những lời hoa mỹ, bóng bẩy nhằm dụ dỗ người dân, chủ yếu là ở các tỉnh lẻ.
“Nhiều cuộc hội thảo tại các hội trường lớn ở quận Thanh Xuân, Ba Đình (Hà Nội), với hàng nghìn người tham dự, các diễn giả tuyên truyền, quảng bá rất “bốc”, rất “kêu”, nghe “chối tai”, giới thiệu công việc kinh doanh mà khi thêm vài “đai” lãi trăm triệu tới hàng tỷ đồng.
Thêm vào đó, công ty đa cấp luôn có hình thức hứa thưởng. Nếu giới thiệu thêm cho bác, cho chú thì họ hứa sẽ thưởng X triệu đồng, trong khi chất lượng hàng hóa lại không được như công bố” – ông Phú nói.
Có thể thấy, tại các công ty đa cấp, những buổi gặp mặt để “vinh danh” hay trao thưởng một cách hoành tráng, rầm rộ được diễn ra khá thường xuyên nhằm cổ vũ tinh thần cho những người mới đến.
Và những phần thưởng như đi du lịch nước ngoài hoặc chuyến nghỉ mát tại các khách sạn đẳng cấp 5 sao, nghỉ ngơi trên siêu du thuyền sang trọng,…luôn được đưa ra để làm “mồi nhử” cho những người trong cuộc.
Nhằm đạt được điều đó, các thủ lĩnh sẵn sàng bằng mọi giá để cố gắng leo lên thứ hạng cao, không ngại “ôm” hàng để duy trì hệ thống chỉ với hi vọng được khoác lên mình chiếc áo danh hiệu viển vông.
Điều nguy hiểm và đáng nói là những chiêu lừa của kinh doanh đa cấp này đang diễn ra một cách ngang nhiên.
“Kinh doanh đa cấp đang ngang nhiên lừa dối người tiêu dùng, dụ dỗ người dân, hoạt động công khai nhưng không ai chịu trách nhiệm. Công an kinh tế địa phương cũng đang buông lỏng.
Trong một cuộc hội nghị chuyên gia trên tivi, tôi có ngồi với chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Lê Xuân Nghĩa, họ nói thế này: Bây giờ, nhiều việc ai cũng biết nhưng không ai làm và không ai chịu trách nhiệm.
Đây chính là mầm mống dung dưỡng cho đa cấp cũng như những tội ác khác. Kinh doanh đa cấp thực ra là một hình thức của hàng lậu, lậu về giá” – ông Phú nhấn mạnh.
Vì vậy, theo vị nguyên Phó ban chống buôn lậu Tp.Hà Nội này, các cơ quan chức năng phải nhanh chóng ngăn chặn các cơ sở kinh doanh đa cấp bát nháo.
“Trước hết, công an kinh tế, đơn vị quản lý thị trường, chính quyền địa phương phải vào cuộc và chịu trách nhiệm, để những người làm ăn chân chính có chỗ đứng” – ông Vũ Vinh Phú kết luận.
ĐẠI HỌC KHXH&NV HÀ NỘI
PGS.TS TRẦN THU HƯƠNG
Khi các bạn trẻ được tham gia hội nghị, hội thảo của công ty đa cấp, họ sẽ vào một trung tâm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không được sử dụng điện thoại, nên các bạn không có thông tin từ bên trong đến bên ngoài. Gần như trong trạng thái bị thôi miên, xong buổi họp cảm thấy như mình đã tìm ra con đường đổi đời, từ đó quyết định ký kết, cầm cố giấy tờ để kinh doanh. (Theo Tiền Phong)

Người dân lao đao vì bán hàng đa cấp ẩn sau vỏ bọc mới

Người dân lao đao vì bán hàng đa cấp ẩn sau vỏ bọc mới

Người dân lao đao vì bán hàng đa cấp ẩn sau vỏ bọc mới
Ảnh minh họa


Thực tế không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận biết được rằng kiếm tiền có thực sự dễ dàng như lời mời gọi "không làm gì cũng có tiền" của các nhân viên đa cấp.

Thực tế ở nhiều vùng quê, đa cấp cũng đang lôi kéo nhiều người tham gia, với những hình thức như là tham gia gói chăm sóc sức khỏe, hay là tham gia các khóa đào tạo làm quản lý, làm lãnh đạo. Nhưng dù là hình thức nào cũng không thể thiếu hai công đoạn là đóng tiền và lôi kéo thêm người tham gia.
Thực tế là người trước lừa người sau, người sau lại lừa người sau nữa để mong tìm lại số tiền mình bị lừa. Những người này vào vòng xoáy lừa mãi cho đến khi bị thiệt hại về vật chất. Và cả những tổn thất về tinh thần do sự lừa dối gây ra cho họ hàng, gia đình, bè bạn.
Số người bị lừa đảo ngày một nhiều hơn. Nhưng số người tham gia mới cũng không phải ít. Rõ ràng, các công ty lừa đảo trong hoạt động đa cấp phải có những mánh lới gì đó để qua mặt được các cơ quan chức năng cũng như người dân?
Hiện tại, vẫn chưa ai xây dựng được một định nghĩa kinh doanh thế nào mới gọi là đa cấp để hiểu nó một cách chính xác. Trong khi đó, các công ty kinh doanh đa cấp lại quá tinh vi khi không đưa ra hợp đồng, giao kèo gì với người tham gia để không bị quy là vi phạm mô hình kinh doanh theo kim tự tháp. Và vì không ký hợp đồng nên khi người tham gia muốn kiện đòi lại tiền, đương nhiên họ sẽ không có bằng chứng.
Theo Bích Ngọc