Nữ sinh “bán thân” trả nợ vì tham gia bán hàng đa cấp

Nữ sinh “bán thân” trả nợ vì tham gia bán hàng đa cấp


Để có tiền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, nữ sinh tên L. đã phải vay tiền của hiệu cầm đồ. Không có tiền trả lãi, nữ sinh này phải đi “bán hoa” trả nợ.
Nữ sinh “bán thân” trả nợ
Nguyễn Thị L. nữ sinh một trường ĐH tại Hà Nội kể về việc em dấn thân vào nghiệp “bán hoa” để trả lãi suất cầm đồ vì “dính” bẫy đa cấp đầy chua xót.

Hình ảnh Nữ sinh “bán thân” trả nợ vì tham gia bán hàng đa cấp số 1

Chỉ vì dính vào đa cấp Liên minh tiêu dùng, L. đã phải sa chân vào thế giới nhơ nhuốc.

Em chia sẻ: “Em từ quê xuống học ngành Quản trị kinh doanh từ hồi tháng 9/2014. Vì bố mẹ đều là công nhân, em lại theo học ngành chuyên về kinh tế nên em muốn tìm một công việc làm thêm phù hợp với ước muốn kiếm tiền và kinh doanh.
Video: Cảnh khóc lóc, ngất xỉu tại một công ty đa cấp
Lúc đó, có một người bạn hồi cấp ba rủ em tới địa chỉ 252 Hoàng Quốc Việt bằng giọng rất mập mờ: ‘Bạn cứ lên đây. Bạn sẽ có cơ hội làm giàu và được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về kinh doanh.
Chúng ta học với nhau từ cấp một, mình sao có thể nói dối bạn được”.
Sau lần được người bạn học rủ rê, mời chào, sự tò mò trong người cô bé mới lớn cộng với hy vọng kiếm tiền trang trải cuộc sống, L. hí hửng theo bạn. “Nghe bạn ấy nói vậy, em hào hứng đến địa chỉ 252 Hoàng Quốc Việt. Lúc đó, em được bạn này dẫn lên tầng 3 của tòa nhà cao 9 tầng này và thấy hàng trăm con người đang tụ tập ở đây. Họ nói về những cơ hội kinh doanh với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng. Họ đạo mạo, lịch sự, tự tin. Em bị quay cuồng trong cái vòng quay ấy.Đó là lần đầu L. bị dụ dỗ tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp của công ty Liên minh tiêu dùng.
Rồi họ hỏi: “Em có muốn làm giàu không? Có muốn nắm bắt cơ hội không?”. Rằng nếu muốn tham gia thì em phải mua một lô hàng là những sản phẩm mà em chẳng có nhu cầu dùng bao giờ. Đó là các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ. Giá của lô hàng này là 8,5 triệu đồng. Em gật đầu nhưng sực nhớ ra rằng mình chẳng có đồng tiền nào”, cô bé sinh năm 1996 nhớ lại.
“Đã vào làm ở công ty thì đối xử nhau như người trong gia đình, ai khó khăn sẽ được giúp đỡ, cốt sao để tất cả cùng thành công”, một tuyến trên của L. dẫn dụ khi cô bé bảo không có tiền. Và rồi, sau hôm đó những hào nhoáng thành công, tiền, thù lao cứ quay cuồng trong đầu nữ sinh viên trẻ này.
Vài hôm sau, người bạn ấy lại dẫn em lên công ty Cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam – Vietnet và lần này họ hướng dẫn cụ thể cách vay tiền. Cụ thể, họ bảo em cầm thẻ sinh viên, chứng minh thư và bằng tốt nghiệp THPT rồi có người sẽ dẫn ra tiệm cầm đồ trên phố Phan Văn Trường để cầm cố.
“Em chưa đi cầm đồ bao giờ, nhưng không nghĩ lại dễ dàng đến vậy. Có người của công ty bảo lãnh, họ cầm cố cho em 9 triệu đồng với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/ngày. Em như bị ma làm đi theo họ như một cái máy. Vay xong, họ lập tức đưa em về để ký hợp đồng”, L. kể lại với giọng hằn học.
Từ khi vào làm cộng tác viên của công ty Liên minh tiêu dùng, cô nữ sinh miền núi này hết hội thảo rồi học việc nhưng cũng không thể rủ rê được bạn nào vào công ty. Trong khi đó, số tiền lãi hàng ngày cô phải đóng lên tới 45.000 đồng.
Trong khi, mỗi tháng bố mẹ gửi cho em 1,5 triệu đồng cho tất cả các sinh hoạt. Từ khi dính vào công ty Liên minh tiêu dùng với khoản lãi khổng lồ ấy, mỗi tháng đóng tiền lãi thôi cũng gần hết số tiền mẹ gửi xuống.
Không người thân thích, không một khoản thu nhập nào khác, cô nữ sinh mới bước qua tuổi 18 đã phải dồn toàn bộ số tiền bố mẹ gửi hàng tháng để nộp vào tiền lãi. Những bữa cơm cứ được thay bằng bánh mì, bằng mì tôm nhưng cuối cùng những thứ đó cũng trở thành xa xỉ, L. bắt đầu rơi vào bi kịch.
Trong cái bi kịch ấy thì một lần lên mạng, L. mới biết nhiều cô gái chọn phương pháp bán “vốn tự có” qua mạng để kiếm tiền. Thiếu tiền, chủ nợ thúc ép, L. bắt đầu học cách bán dâm qua mạng xã hội như Ola, Zalo…
Tự tử sau khi tham gia bán hàng đa cấp
Ông Nguyễn Hữu An (chồng bà Nguyễn Thị Dinh – tại Hà Tĩnh) kể lại câu chuyện đau lòng từ khi bà dính vào bán hàng đa cấp của công ty TNMU. Theo đó, bà tham gia mạng lưới này và đóng vào đó 170 triệu đồng.
Hình ảnh Nữ sinh “bán thân” trả nợ vì tham gia bán hàng đa cấp số 3

Bà Dinh cắm sổ đỏ vay 500 triệu tham gia bán hàng đa cấp, không biết lấy tiền đâu trả nợ, bà tự tử để được giải thoát.

Ban đầu, nhận được tiền hoa hồng và thù lao, thậm chí còn được công ty đa cấp cho đi du lịch nước ngoài nên bà Dinh thích thú, tin tưởng lắm. Sau đó, bà còn cắm cả sổ đỏ của gia đình để tiếp tục đóng tiền vào mạng lưới bán hàng đa cấp 500 triệu để tiếp tục đầu tư.
Chẳng biết lời lãi thế nào, nhưng do áp lực từ số tiền khổng lồ đã vay mà khiến bà Dinh phải tự tử để giải thoát.
Video: 
Từ một người bình thường, sau khi tham gia bán hàng đa cấp, cắm sổ đỏ hàng trăm triệu đồng nhưng không biết có lấy lại được tiền hay không, bà Dinh lo lắng đến bị trầm cảm rồi tìm đến cái chết.
Con gái bà Dinh băn khoăn: “Nhiều khi em không hiểu họ (công ty đa cấp) có cho mẹ dùng thuốc chi hay không mà mẹ như bị trầm cảm, đầu óc không minh mẫn, không nhớ ra nhiều điều".
Phanh Phui sai phạm của hàng loạt công ty đa cấp
Thời gian qua, chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam liên tục phanh phui những sai phạm của hàng loạt công ty đa cấp. 
Đơn cử như công ty Liên kết Việt (công ty con của công ty Cổ phần Tập đoàn thiết bị Y tế BQP) sai phạm trong việc đăng ký bán sản phẩm, thậm chí, công ty này còn có dấu hiểu giả mạo bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 
Video: Công ty Liên kết Việt giả mạo bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Video: Liên kết Việt liên tiếp giả mạo Bộ Quốc phòng
Trước đó, trên báo Kinh tế nông thôn đăng tải, Chi cục Quản lý Thị trường TP. Hà Nội đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân đối với hành vi thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Trong đó, có web Lienminhtieudung.vn của Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam (VietNet).
Tổng mức xử phạt đối với các đơn vị sở hữu website là 106,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy 27 lọ thực phẩm chức năng, tạm giữ một số mặt hàng và lấy mẫu 02 sản phẩm để giám định chất lượng hàng hóa.
Trước đó, các Đội QLTT số 14 và Đội QLTT số 7 - Chi Cục QLTT TP. Hà Nội đã tiến hành xử phạt 12 website TMĐT bán hàng với tổng mức phạt gần 300 triệu đồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét