HÀNH ĐỘNG VÀ Ý ĐỊNH


HÀNH ĐỘNG VÀ Ý ĐỊNH
Mùa đông năm 1990, tôi được mời lên thủ đô để xuất hiện trong một show nói chuyện trên truyền hình. Vào cuối ngày trước ngày thu hình, khi đang chạy xe về khách sạn tôi đã trông thấy một điều...
Nằm ngay tại vỉa hè trên lớp tuyết dày lạnh cóng là một người đàn ông đang ngủ chỉ với một tấm giấy carton đắp trên người. Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân trần của ông ta, không giày lẫn vớ.
Lúc đó, tôi đã nghĩ mình nên dừng xe và xuống giúp ông ta nhưng vẫn không chắc lắm về điều mình sắp làm. Thế rồi, đèn giao thông bật tín hiệu xanh, cuộc sống dường như đòi hỏi tôi phải chuyển động. Và tôi đã nhấn ga. Trở về khách sạn, tôi nhanh chóng quên đi người đàn ông bên vệ đường.
Ngày hôm sau, khi đang dùng cà phê chờ đến lượt trong sảnh lớn. Tất cả những nhân vật quan trọng đều rời khỏi sảnh, chỉ còn tôi và người lao công ở lại.
Tôi đã nhìn thấy anh ta lặng lẽ làm công việc hằng ngày của mình trong những ngày tôi ở đó. Anh ta không bao giờ nói gì khác ngoại trừ "Chào buổi sáng" hay "Tôi có thể giúp gì cho ông không, thưa ông?". Anh ta luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bắt chuyện với anh ta, tôi đã hỏi anh ta hôm nay anh ta cảm thấy như thế nào.
Anh ta trả lời tôi rằng anh vừa mới đạp xe một vòng dưới trời tuyết và lấy làm buồn cho chính mình... cho đến khi anh trông thấy một người đàn ông nằm ngủ ngay góc đường chỉ với một tấm carton làm chăn và chân không giày. Tôi cảm thấy như tắc nghẹn nơi cổ họng khi nghe anh ta thuật lại anh đã vòng xe nhiều lần như thế nào để mua cho người đàn ông khốn khổ kia một đôi giày và một đôi vớ.
Trong khi nghe câu chuyện của người lao công, tôi chợt nhớ lại hình ảnh một bức poster quen thuộc. Bức poster vẽ hình một đứa bé tay cầm một bông hoa đang cố nhón chân đưa nó cho một người lớn kèm lời chú thích: "Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả".
Tôi đã đứng đó và thầm ước gì mình chính là người đã mua giày và vớ cho người đàn ông bên vệ đường, khi người ta gọi tôi vào phòng thu hình.
Khi buổi thu hình kết thúc, tôi đã đi lại con đường ấy để tìm người đàn ông nghèo khổ nhưng ông ấy đã đi khỏi.
Trích từ "Nghệ thuật sống"
Advertising

CUỘC ĐỜI CÓ PHẢI THẬT CÔNG BẰNG?

CUỘC ĐỜI CÓ PHẢI THẬT CÔNG BẰNG?(3/9/2009 2:24:21 PM)
Nếu như mọi hạnh phúc trên đời đều đặt trên nền tảng của sự công bằng, thì cuộc sống chẳng còn gì là thú vị và để chúng ta phải cố gắng nữa!” - Bertrand Russell
Có bốn người bạn cùng bắt tay vào khởi sự một doanh nghiệp. Họ phải thế chấp một tài sản khá lớn để vay vốn. Vì thế, họ phải làm việc 68 giờ mỗi tuần trong thời hạn một năm và không hưởng lương.
Một năm sau, khi họ đã có đủ số vốn cần thiết, một trong bốn người thông báo có thai và đề nghị được nghỉ hộ sản trong vòng ba tháng.
Cô cũng yêu cầu cắt giảm giờ làm theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa. Nhưng ba người bạn còn lại tỏ ra không hài lòng. Họ cho như vậy là không công bằng. Và suốt mấy tháng sau đó, họ không ngừng than vãn, khó chịu.
Bạn nghĩ thế nào về điều này? Xét trên nguyên tắc thì đúng là họ có quyền không bằng lòng. Nhưng trên thực tế, nếu lúc nào con người cũng bận tâm đến những điều không công bằng thì chúng ta không thể nào giải quyết được các vấn đề của mình. Mục đích của cả bốn người khi tham gia thành lập công ty phải chăng là quan tâm đến chuyện công bằng hay không công bằng? Điều mà họ quan tâm nhất vẫn là sự thành công trong công việc kinh doanh, về lợi nhuận mà họ sẽ thu được.
Nếu biết chú ý đến điều đó, họ sẽ không còn mất thời gian so sánh điều này, điều kia có công bằng hay không. Thay vào đó, họ tập trung tâm sức để thúc đẩy công việc kinh doanh ngày một phát triển hơn.
Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, luôn chứa đựng những điều bất ngờ, rủi ro ngoài ý muốn. Rất nhiều người không may lâm trọng bệnh, hay bỗng nhiên phải gánh chịu những tổn thất mà họ không hề gây ra, không hề lường trước. Có biết bao khó khăn, bất trắc, thảm họa nằm ngoài tầm kiểm soát, điều khiển của con người.
Nếu chúng ta đo đếm hạnh phúc của đời mình dựa trên những điều mà chúng ta không có được và cảm thấy không công bằng, thì chắc chắn lúc nào chúng ta cũng thấy thân phận mình sao hẩm hiu quá! Không ai có thể sống bình yên suốt đời mà không bị những biến cố ngoài ý muốn tác động. Vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta hãy hướng đến những gì ta đã và đang có, những niềm hy vọng mới, để cảm thấy nhẹ nhàng hơn đối với những nỗi buồn, những điều rủi ro trong cuộc sống.
Có những bất hạnh mà ta cứ nghĩ chỉ có một mình mình phải gánh chịu, nhưng thật ra, đã có cả hàng trăm ngàn người trước ta đã từng trải qua. Cho nên, một thái độ sống tích cực không phải là ngồi than thân trách phận, cho rằng cuộc sống bất công với mình mà là biết cách thích ứng với hoàn cảnh sống, nhận thức rõ những gì cần làm để vượt lên và thay đổi tình thế. Chúng ta luôn mong cuộc sống phải công bằng.
Thế nhưng, trong khi người khác đang phải vất vả tìm cách cải biến những điều chưa tốt thì chúng ta lại chỉ biết ngồi một chỗ mà than trách. Làm như vậy tức là chúng ta đã không công bằng với chính bản thân mình và với người khác rồi!
Tại sao trong cùng một hoàn cảnh, cùng chịu tác động của một biến cố không may, nhưng người này thì tìm thấy hướng đi lên, còn với người kia thì chỉ thấy toàn đau thương, mất mát? Tất cả đều là do cách nhìn của chúng ta.
Khi than trách, cũng là lúc bạn tự đánh mất cơ hội để vươn lên. Điều này có nghĩa là bạn đã tự mang lại cho mình sự bất công. Nhiều người khác không mất thời gian và công sức để oán than cuộc sống, họ biết tích cực suy nghĩ và hành động nhanh chóng để cải biến hoàn cảnh.
Trong trường hợp của bốn người bạn cùng thành lập công ty nêu trên, thay vì trách cứ mất lòng nhau, họ chỉ cần ngồi lại với nhau một chút để tìm giải pháp tốt nhất cho vấn đề. Ba người bạn kia có thể cố gắng làm thêm giờ một chút, còn người bạn nữ phải nghỉ hộ sản thì có thể bớt đi một chút thu nhập của mình trong thời gian nghỉ. Giải quyết theo cách đó thì công việc của công ty sẽ tiến triển đều đặn mà tình cảm bạn bè cũng vẫn tốt đẹp.
Phải chăng lâu nay, bạn đã bỏ lỡ biết bao cơ hội để sống hạnh phúc khi bạn cứ một mực đòi hỏi mọi chuyện trong cuộc sống đều phải công bằng theo ý mình? Trong mọi tình huống, bạn có biết làm thế nào để mình cảm thấy được tự do, thoải mái, nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn không?
Trong mỗi hoàn cảnh tưởng chừng như rất bất lợi, khó khăn, bạn vẫn có thể học được một bài học tuyệt vời nào đó. Đó mới chính là sự công bằng mà bạn xứng đáng được hưởng, vì bạn đã phải rất vất vả mới tìm ra nó. Còn nếu chúng ta cứ ngồi oán trách mọi thứ “sao không công bằng” thì có nghĩa là chúng ta tự đem đến sự bất công cho chính mình!
Tại sao chúng ta không nghĩ rằng, đằng sau tất cả những sự kiện, những biến cố tưởng chừng như “vô cùng bất công” của cuộc sống, chính là những cơ hội tuyệt vời để bản thân ta rèn luyện tính kiên nhẫn, hiểu cuộc sống, đồng cảm với người khác…?
Trên hết, qua những điều tưởng như “không công bằng” ấy, bản thân ta được trưởng thành hơn. Và như vậy thì, cuộc sống có công bằng hay không là do ở cách nhìn nhận và nỗ lực nơi bản thân ta mà thôi!
Trích từ "Hạnh phúc không khó tìm" - M.J. Ryan

NHỮNG CÁI CHẠM TAY


NHỮNG CÁI CHẠM TAY(3/10/2009 9:18:27 AM)
Có một vị nữ luật sư nọ được toà án cử ra làm biện hộ cho một tên tội phạm nguy hiểm đang chờ xét xử.
Trước ngày ra toà, vị nữ luật sư đến trại giam để thu thập thông tin cũng như đến để động viên, an ủi vị "thân chủ" của mình.
Tên tội phạm là một người lạnh lùng, khô cứng và rất khép kín. Anh ta nhất định không chịu tiết lộ cũng như chia sẻ với vị nữ luật sư bất kì điều gì.Chính vì vậy cuộc nói chuyện giữa họ bị gián đoạn liên tục và không thể có chung được sự nhất trí. Cho đến khi vị nữ luật sư chuẩn bị ra về, bà nắm lấy tay anh ta để an ủi và chào tam biệt anh ta....
Thì thật bất ngờ, anh ta nắm chặt lấy tay bà và cúi gằm mặt xuống đất. Không ai nói lời nào, mà họ chỉ nắm chặt lấy tay nhau. Sau vài phút, anh ta bắt đầu khóc, nắm chặt lấy tay bà hơn. Bằng cách bí ẩn nào đó, cái nắm tay đã làm cho cảm xúc của người đàn ông bắt đầu dâng trào.
Khi tiếng khóc nhỏ dần đi, anh ta bắt đầu nói chuyện. Đến lúc này anh ta mới bắt đầu kể về tuổi thơ bất hạnh, với những trận đòn "thừa sống thiếu chết" của ông bố say rượu, với nỗi cô đơn vô cùng với sự thiếu chăm sóc từ người mẹ nghiện ngập....Trong suốt thời gian nói chuyện, anh không buông tay vị nữ luật sư và bà cũng để yên tay như vậy. Có lẽ cái nắm tay đó làm cho anh ta thấy có đủ an tâm để chia sẻ...
Ai cũng cần được quan tâm và những lần chạm tay là một phần của sự quan tâm đó. Có thể bạn cũng là một người cần được yêu thương và quan tâm như vậy. Và cũng có thể bạn biết những người khát khao luôn cần được biết rằng họ được yêu thương và quan tâm như vậy. Bạn và họ không phải là duy nhất. Cái chạm tay của bạn co thể làm trọn vẹn một điều mà ngôn ngữ không làm được. Và đôi khi, nó có thể thay đổi cả cuộc đời của một con người....
Giống như khi diễn viên Marilyn Monroe được hỏi đã có bao giờ cô cảm thấy được yêu thương khi sống với gia đình nhận cô làm con nuôi thì cô đã trả lời: "Có một lần khi tôi 7-8 tuổi. Lúc đó, mẹ nuôi của tôi đang trang điểm và tôi đứng bên cạnh, ngắm nghía tò mò. Bà với tay nắm lấy tay tôi kéo về phía bà, ngay khoảnh khắc đó tôi cảm thấy mình được yêu thương...."

1. Giới thiệu về sách


1. Giới thiệu về sách

LỜI GIỚI THIỆU
Viết một cuốn sách thường là công việc của cá nhân, nhưng thực ra là nếu bạn muốn nó được hàng ngàn hay hàng triệu người đọc, công việc đó cần nỗ lực của cả một đội ngũ. Tôi muốn trước tiên cảm ơn vợ tôi, Rochelle, con gái tôi, Madison, và con trai tôi, Jesse. Cảm ơn vì đã dành cho tôi môi trường để làm những công việc tôi sinh ra để làm. Tôi cũng muốn được cảm ơn cha mẹ tôi, Sam và Sara, cũng như chị tôi, Mary, và anh rể tôi, Harvey, vì tình yêu và sự ủng hộ không bao giờ hết. Tiếp theo, tôi rất cảm ơn Gail Balsillie, Michelle Burr, Shelley Wenus, Robert và Roxanne Riopel, Donna Fox, A.Cage, Lorry Kouwenberg, Kris Ebbesen, và toàn thể nhân viên của Peak Potentials Trainning vì cố gắng và sự tận tụy trong công việc tạo ra những đóng góp tích cực cho cuộc sống con người cũng như trong việc làm cho Peak Potentials trở thành công ty đào tạo nhân lực phát triển nhanh nhất thế giới.
Cảm ơn đại lý xuất bản tài giỏi của tôi, Bonnie Solow, vì sự trợ giúp và động viên liên tục, và vì đã hướng dẫn tôi mọi ngóc ngách trong ngoài của nghề làm sách. Cảm ơn sâu sắc nữa là dành cho nhóm làm việc tại Harper Business: người xuất bản Steve Hanselman, người đã có một tầm nhìn cho dự án này và đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức vào đó; cho người biên tập tuyệt vời của tôi, Herb Schaffner; cho giám đốc tiếp thị keith Pfeffer; và cho giám đốc quan hệ công chúng Larry Hughes. Một sự cảm ơn đặc biệt dành cho các bạn tôi, Jack Canfield, Robert G.Allen, and Mark Victor Hansen vì tình bạn và sự ủng hộ không ngừng tù đầu.
Cuối cùng, tôi cảm ơn chân thành và sâu sắc tất cả học viên đã tham gia các buổi đào tạo của Peak Potentials, nhân viên hỗ trợ và các đối tác trong các sự kiện chung. Không có các bạn, sẽ không có các buổi đào tạo làm thay đổi cuộc sống.
T.Harv Eker
LỜI NGƯỜI DỊCH:
Có một sự thôi thúc nội tâm buộc tôi phải dịch lại cuốn sách này. Cho bản thân tôi, cho gia đình, cho bạn bè và các đối tác của tôi, vì mọi người đều rất quan trọng (tất nhiên ở các mức độ khác nhau) đối với hạnh phúc và thành công của tôi.
Tôi đã cố gắng dịch không bỏ sót, không thêm thắt, không cố dịch “hay hơn”, mà chỉ cố gắng dịch đúng, dịch đủ, dịch sát với nội dung và tinh thần nguyên bản của T.Harv Eker nhất mà tôi có thể, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi còn rất nhiều sai sót.
Vì vậy, nếu ai nhận được bản dịch này mà không thích, cho tôi xin lỗi vì tôi không có ý gì khác ngoài chia sẻ để hiểu, để học, để phát triển sao cho chúng ta hạnh phúc hơn, thành công hơn – như chúng ta xứng đáng được thế.
Tôi dịch lại cuốn sách này với lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc dành cho tác giả – ông T.Harv Eker, người tôi đã được nghe giảng ba ngày từ 23/05 đến 25/05/2008 trong Khóa học Millionaire Mind Intensive vừa qua tại Kuala Lumpur.
Cám ơn, cám ơn, cám ơn, Harv!
T.T.Nam
*******************************
T.Harv Eker là ai,
và tại sao tôi nên đọc cuốn sách này?
Mọi người thường bị sốc khi bắt đầu các buổi đào tạo của tôi, khi một trong những điều đầu tiên tôi nói với họ là: “Đừng tin một lời nào tôi nói.” Tại sao tôi đề nghị thế? Bởi vì tôi chỉ có thể nói theo kinh nghiệm của bản thân. Không một phương án, ý tưởng mà tôi chia sẻ là mặc nhiên thật hay giả, đúng hay sai. Chúng chỉ phản ánh các kết quả của riêng tôi, và các kết quả kỳ diệu tôi đã thấy trong cuộc sống của hàng nghìn và hàng nghìn học viên của tôi. Nói vậy, dù sao tôi cũng tin rằng nếu bạn sử dụng những nguyên tắc bạn học được trong cuốn sách này, bạn sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời của mình. Đừng chỉ đọc sách này. Hãy nghiền ngẫm nó như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó. Rồi hãy áp dụng những nguyên tắc đó cho bản thân. Điều nào hiệu quả, hãy tiếp tục. Điều nào không hiệu quả, bạn hãy vất bỏ chúng.
Tôi biết tôi có thể bị cho là thiên vị, nhưng khi nói về tiền bạc, đây có thể là cuốn sách quan trọng nhất bạn từng đọc. Tôi hiểu rằng đó là một tuyên bố nghiêm túc, nhưng sự thực là, cuốn sách này cung cấp những mối liên hệ còn thiếu giữa khát vọng thành công của bạn với thành tựu đã đạt được của bạn. Như bạn bây giờ có thể nhận ra, đó là hai thế giới khác biệt.
Tất nhiên là bạn đã đọc những cuốn sách khác, nghe những băng cassette hay đĩa CD, tham dự các khóa học, và nghe về hàng lô các phương cách làm giàu, có thể là trong kinh doanh bất động sản, chứng khoán, hoặc làm doanh nghiệp. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Với đa số người, không gì ghê gớm xảy ra cả! Họ chợt tỏa sáng năng lượng rất ngắn ngủi rồi lại trở về trạng thái cũ.
Cuối cùng, đã có câu trả lời. Nó đơn giản, nó là qui luật, và bạn không thể trốn tránh nó. Tất cả qui về một điều: nếu kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn không được “cài đặt” cho thành công, tất cả những gì bạn học được, những gì bạn biết, và những gì bạn làm cũng sẽ không giúp gì hơn cho bạn được cả!
Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ chỉ rõ cho bạn tại sao một số người sẽ đi tới đích giàu có và số khác lại như hướng tới cuộc sống đầy khó khăn. Bạn sẽ hiểu cội rễ của thành công và nghèo hèn, hay thất bại tài chính và sẽ bắt đầu thay đổi tương lai tài chính của bạn sao cho tốt hơn. Bạn sẽ hiểu tại sao thời thơ ấu lại ảnh hưởng sâu sắc lên kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn và sự ảnh hưởng đó có thể dẫn đến những suy nghĩ và thói quen tự hại bản thân thế nào. Bạn sẽ thử nghiệm những tuyên bố mạnh mẽ để giúp bạn thay thế những cách nghĩ không hỗ trợ bằng cách nghĩ thành công “Wealth File” sao cho bạn nghĩ và thành công như người giàu. Bạn cũng sẽ thực tập chiến lược từng bước để nâng cao thu nhập và xây dựng sự thịnh vượng.
Trong Phần I cuốn sách, chúng tôi sẽ giải thích mỗi chúng ta thường suy nghĩ và hành động theo điều kiện đặt trước khi liên quan đến tiền bạc như thế nào. Chúng tôi cũng trình bày rõ chiến thuật bốn bước để điều chỉnh kế hoạch tài chính vô thức của chúng ta.
Trong Phần II, chúng ta sẽ xem xét sự khác nhau trong cách nghĩ giữa người giàu, trung lưu và người nghèo. Chúng tôi sẽ cung cấp mười bảy cách suy nghĩ, thái độ và hành động cần làm để có thể dẫn đến thay đổi bền vững trong cuộc sống tài chính và thành công của bạn.
Qua cuốn sách chúng tôi cũng chia sẻ một số ví dụ từ hàng nghìn lá thư và emails tôi nhận được từ các học viên đã tham gia các khóa học Chuyên sâu về Tư Duy Triệu Phú và đã đạt những kết quả to lớn trong cuộc sống của họ.
Còn kinh nghiệm của tôi thì sao? Tôi từ đâu đến? Có phải bao giờ tôi cũng thành công? Tôi ước vậy!
Như phần lớn các bạn, tôi được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng lại thể hiện được rất ít ỏi. Tôi đọc mọi cuốn sách, nghe mọi băng đĩa, tham gia mọi khóa học có thể. Tôi rất, rất, rất muốn mình trở nên thành công. Tôi không biết đó là vì tiền bạc, vì sự tự do, vì bản thân chữ thành công hay chỉ vì muốn chứng tỏ mình giỏi giang trong con mắt của cha mẹ tôi, nhưng đúng là tôi như bị mê mẩn với việc trở nên thành công. Khi ngoài hai mươi, tôi đã bắt đầu vài công việc kinh doanh, mỗi lần đều với ước mơ làm nên cơ nghiệp lớn, nhưng kết quả của tôi đều rất buồn nản hay tệ hơn nữa.
Tôi vượt qua thất bại và luôn cố vươn lên ngay sau đó. Tôi bị nhiễm bệnh “con quái vật hồ Loch Ness”: Tôi chỉ nghe thấy khái niệm lợi nhuận, nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó. Tôi luôn nghĩ, “Chỉ cần mình tìm ra đúng việc kinh doanh, lên đúng “con ngựa” của mình, mình sẽ làm được”. Nhưng tôi đã sai. Không có gì trôi chảy cả, ít nhất là với tôi. Và phần sau của câu trên đã làm tôi gục ngã. Tại sao người khác thành công trong đúng công việc tôi đã làm, còn tôi thì phá sản? Chuyện gì xảy ra với “Ngài Tiềm năng”?
Vậy nên tôi bắt đầu nghiêm túc rà soát tâm thức mình. Tôi kiểm tra các niềm tin của mình, và nhận ra dù tôi đã nói tôi thực sự muốn giàu có, trong sâu thẳm tôi lại lo lắng về điều đó. Tôi luôn lo ngại. Tôi lo ngại rằng mình sẽ thất bại, tệ hơn, rằng sẽ thành công song lại để mất tất cả. Đó mới thực sự là đồ bỏ. Tệ hơn nữa, tôi bắt đầu nghi ngờ điều mọi người nhận xét về tôi, câu chuyện rằng tôi có mọi tiềm năng ấy. Điều gì xảy ra nếu tôi phát hiện ra rằng tôi không hề có chúng và số phận của tôi sẽ là gian khó và thất bại?
Và, như một kẻ may mắn thường gặp, tôi nhận được lời khuyên từ một người bạn cực kỳ giàu có của cha tôi. Ông ta đến nhà cha mẹ tôi chơi bài với các bạn, và khi qua sân thì nhận ra tôi. Đấy là lần thứ ba tôi trở về nhà, và sống trong tầng hầm. Tôi đoán cha tôi đã than phiền với ông ấy về sự tồn tại thiểu não của tôi, bởi vì khi thấy tôi ông ấy có ánh mắt rất thông cảm thường dành cho một đám tang.
Ông nói: “Harv, tôi đã từng bắt đầu giống như cậu, hoàn toàn thất bại.”
Tuyệt, tôi nghĩ, điều đó làm tôi cẩm thấy đỡ tệ hơn. Tôi nên cho ông biết rằng tôi đang bận… nhìn những mảng sơn bong ra trên tường.
Ông ta tiếp: “Nhưng rồi tôi nhận được vài lời khuyên làm thay đổi cuộc đời tôi, và tôi muốn truyền nó lại cho cậu”. Ồ không, lại một bài giảng cha-con nữa đây, và ông ta thậm chí không phải cha tôi! Cuối cùng, ông ấy nói: “Harv, nếu công việc kinh doanh không tốt như cậu muốn, tất cả có nghĩa là có gì đó cậu không biết”.
Là một gã trẻ tuối ương bướng khi đó, tôi nghĩ tôi đã biết tất cả, nhưng khốn nỗi, tài khoản ngân hàng của tôi lại nói điều khác hẳn. Vì vậy, cuối cùng tôi bắt đầu lắng nghe.
Ông ta tiếp: “Cậu có biết rằng hầu hết người giàu suy nghĩ theo những cách rất giống nhau?”
Tôi nói: ”Không, cháu thực sự chưa từng cân nhắc điều đó”.
Ông đáp: “Đó không phải một khoa học chính xác, nhưng trong phần lớn trường hợp, người giàu suy nghĩ theo một cách nhất định, còn người nghèo suy nghĩ theo cách hoàn toàn ngược lại, và chính những cách suy nghĩ đó quyết định hành động của họ, và vì thế quyết định kết quả của họ.” Ông tiếp: “Nếu cậu nghĩ theo cách của người giàu và làm cái người giàu làm, cậu có tin cậu cũng sẽ trở nên giàu có?”
Tôi nhớ là mình đã trả lời với tất cả sự tin tưởng “cháu nghĩ thế”. “Vậy thì,” ông ấy nói, “tất cả những gì cháu cần phải làm là sao chép cách nghĩ của người giàu.”
Vẫn còn rất hoài nghi lúc đó, tôi nói: “Thế bác nghĩ gì ngay lúc này?” Và ông ấy trả lời: “Tôi nghĩ rằng người giàu luôn giữ lời cam kết, và cam kết của tôi là với cha cậu vừa rồi. Giờ thì mấy ông bạn đang đợi tôi, chào cậu”. Dù ông ấy đã bỏ đi, những gì ông nói đã lắng lại trong tôi.
Không gì trôi chảy trong đời tôi khi đó, nên tôi nhận thức ra vấn đề và dồn nhiệt huyết vào việc nghiên cứu người giàu và họ suy nghĩ thế nào. Tôi học tất cả những gì có thể về hoạt động bên trong trí óc con người, nhưng tập trung hàng đầu vào tâm lý học liên quan đến tiền bạc và thành công. Tôi phát hiện rằng đó là sự thật: người giàu đúng là suy nghĩ khác người nghèo, thậm chí khác giới trung lưu. Tình cờ, tôi nhận ra những suy nghĩ của chính tôi đã kéo tôi lại, xa khỏi sự giàu có thế nào. Quan trọng hơn, tôi đã học được một số kỹ năng và phương pháp để có thể điều chỉnh trí óc mình sao cho tôi có thể suy nghĩ theo đúng cách như người giàu nghĩ.
Cuối cùng, tôi nói: “Tu luyện thế đủ rồi, hãy đưa chúng vào thử nghiệm” Tôi quyết định khởi đầu một việc kinh doanh mới. Tôi đã mở một trong những trung tâm rèn luyện sức khỏe đầu tiên ở Bắc Mỹ. Tôi không hề có tiền, nên đã phải vay 2000 đôla vào Visa card để triển khai việc kinh doanh. Tôi bắt đầu áp dụng những gì tôi học được bằng cách làm theo người giàu, cả trong nguyên tắc kinh doanh và trong suy nghĩ chiến lược. Điều đầu tiên tôi làm là cam kết thành công và tham gia cuộc chơi để thắng. Tôi thề tôi sẽ tập trung và sẽ không cân nhắc bỏ việc kinh doanh này trước khi tôi trở thành triệu phú hoặc hơn thế. Điều đó hoàn toàn khác so với các cố gắng của tôi trước đó, khi mà, vì tôi luôn suy nghĩ ngắn hạn nên luôn vô tình vướng víu vào những “cơ hội” khác hoặc vào những khó khăn ngoài lề.
Tôi cũng bắt đầu thử thách tinh thần mình mỗi khi tôi nghĩ về vấn đề tài chính một cách tiêu cực hay không hỗ trợ. Trước đó, tôi tin rằng trí óc tôi nói gì đều là đúng. Rồi tôi học được là trong nhiều trường hợp, trí óc tôi chính là cản trở đến thành công lớn nhất. Tôi chọn không suy nghĩ theo những cách không làm tôi tăng sức mạnh hướng tới thành công nữa. Tôi áp dụng từng nguyên tắc và tất cả những nguyên tắc đó bạn sẽ học trong cuốn sách này. Có hiệu quả không ư? Bạn ạ, có hiệu quả!
Việc kinh doanh của tôi đã thành công đến mức tôi đã mở thêm mười trung tâm trong chỉ có hai năm rưỡi. Rồi tôi bán lại một nửa cổ phần cho một công ty trong danh sách 500 Fortune với giá 1,6 triệu đô la.
Sau đó, tôi chuyển đến San Diego đầy nắng. Tôi dành vài năm để trau chuốt lại các chiến lược của mình rồi bắt đầu làm tư vấn kinh doanh cho từng người, từng người một. Tôi cho rằng điều đó khá hiệu quả vì họ liên tục mang bạn bè, đối tác, liên danh tới các buổi tư vấn của chúng tôi. Không lâu sau đó tôi đã đào tạo cho các nhóm mười, có khi hai mươi người cùng lúc.
Một khách hàng của tôi gợi ý rằng tôi có thể mở hẳn một trường học. Tôi cho rằng đó là ý tưởng hay, nên đã thực hiện. Tôi lập Trường Kinh doanh Thông minh Đường phố và dạy hàng nghìn người khắp bắc Mỹ về chiến lược kinh doanh “street-smart” để thành công nhanh.
Khi đi lại dọc ngang lục địa để thực hiện các khóa dạy của mình tôi để ý thấy một điều lạ: bạn có thể thấy hai người ngồi cạnh nhau trong một lớp, học chính xác cùng những nguyên tắc và chiến lược kinh doanh, một người sẽ dùng các công cụ đó và đi thẳng tới thành công. Nhưng bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra với người ngồi bên cạnh? Câu trả lời là: không nhiều!
Đó là khi mọi điều chỉ rõ rằng dù cho bạn có thể có công cụ tuyệt vời nhất thế giới trong tay, nhưng nếu bạn có lỗ rò rỉ trong “hộp dụng cụ” (cái đầu bạn, trí óc bạn), bạn vẫn sẽ có vấn đề. Vì vậy, tôi thiết kế một chương trình gọi là chuyên sâu về tư duy làm giàu (Millionaire Mind Intensive) dựa trên mục tiêu tinh thần nội tâm của thành công và tiền bạc. Khi tôi kết hợp mục tiêu tinh thần nội tâm (trí óc bạn) với các mục tiêu bên ngoài (những kỹ năng), thường là kết quả của mọi người đều tăng vọt vượt trần! Và đó là điều bạn sẽ học trong cuốn sách này: làm sao làm chủ được mục tiêu tinh thần của thành công và tiền bạc để chiến thắng các mục tiêu của tiền bạc – làm sao suy nghĩ giàu có để trở nên giàu có!
Mọi người thường hỏi tôi, thành công của tôi đến một lần hay liên tục. Tôi xin trả lời thế này: dùng chính xác những nguyên tắc tôi dạy, tôi đã thu được hàng triệu và hàng triệu đô la và tôi đã là nhiều-nhiều lần triệu phú. Dường như mọi đầu tư và kinh doanh của tôi đều tăng vọt. Một số người nói là tôi có “Bàn tay Midas”, tất cả những gì tôi tham gia đều biến thành vàng. Họ đúng, nhưng điều họ không nhận ra là có Bàn tay Midas chỉ đơn giản là cách nói khác của việc có kế hoạch tài chính trong tiềm thức thành công. Đó chính là điều bạn sẽ biết khi bạn học được các nguyên tắc và áp dụng chúng.
Khi vào đầu các khóa học Millionaire Mind của chúng tôi, tôi thường hỏi mọi người, “Bao nhiêu người trong số các bạn đến để học?” Đó là một câu hỏi bẫy bởi vì như tác giả John Billings đã nói, “Không phải cái chúng ta không biết ngăn chúng ta thành công; Chính cái chúng ta biết mà như không biết là cản trở lớn nhất của chúng ta”. Cuốn sách này không phải chủ yếu nói về việc học mà là về việc không được học! Việc bạn nhận ra cách bạn suy nghĩ và hành động bấy nay đã đưa bạn đến tình trạng chính xác của bạn hiện nay như thế nào, là rất quan trọng.
Nếu bạn rất giàu có và hạnh phúc, thật tuyệt. Nhưng nếu không, tôi xin mời bạn cân nhắc lại một số khả năng có thể không phù hợp với những gì bạn cho là đúng hoặc thậm chí chấp nhận được đối với bạn.
Mặc dù tôi đề nghị các bạn không tin những gì tôi nói và tôi muốn bạn thử lại các giả thiết đó trong chính cuộc sống của bạn, tôi sẽ yêu cầu bạn tin tưởng những ý tưởng bạn sẽ đọc. Không phải vì bạn quen biết tôi trực tiếp, mà vì hàng nghìn và hàng nghìn người đã thay đổi cuộc đời họ nhờ kết quả của các nguyên tắc trong cuốn sách.
Nói về sự tin tưởng, nó nhắc tôi nhớ đến một trong những câu chuyện yêu thích của tôi. Đó là về một người đàn ông đi trên vách đá và bất ngờ mất thăng bằng, trượt chân và ngã xuống. May mắn, anh ta kịp tỉnh táo bám vào mép đá, và treo lơ lửng ở đó. Anh ta bị treo ở đó, và cứ bị treo ở đó mãi, cuối cùng kêu lên: “Có ai trên đó có thể cứu tôi không?” Không có trả lời. Anh ta cứ gọi, và gọi mãi. Cuối cùng, có một giọng từ phía trên bầu trời vọng xuống trả lời: “Ông Trời đây. Tôi có thể giúp anh. Hãy thả tay ra và hãy tin tưởng.” Tiếp theo bạn nghe thấy: “Có ai khác trên đó có thể giúp tôi không?”
Bài học thật đơn giản. Nếu bạn muốn tiến lên một nấc cao hơn trong cuộc sống, bạn phải sẵn sàng từ bỏ một số cách nghĩ và cách sống cũ để chấp nhận cái mới. Kết quả sẽ tự nó trả lời.

2. Kế hoạch thịnh vượng trong tâm thức bạn


2. Kế hoạch thịnh vượng trong tâm thức bạn

PHẦN MỘT
KẾ HOẠCH THỊNH VƯỢNG
TRONG TÂM THỨC BẠN
Chúng ta sống trong thế giới của những khái niệm đối lập nhau như lên và xuống, sáng và tối, nóng và lạnh, trong và ngoài, nhanh và chậm, phải và trái… Đây chỉ là một vài trong số hàng ngàn ví dụ thái cực đối lập nhau. Muốn cực này tồn tại thì bắt buộc cực kia phải tồn tại. Có thể nào mà chỉ có mặt phải mà không có mặt trái? Không thể.
Tương tự, nếu đã có những quy luật bên ngoài của đồng tiền thì ắt sẽ có những quy luật bên trong của nó. Những quy luật bên ngoài này bao gồm các lĩnh vực như: kiến thức kinh doanh, quản lí tiền tệ, và các chiến lược đầu tư. Những yếu tố này rất cần thiết. Song những quy luật bên trong cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Cũng như người thợ mộc và các món dụng cụ của anh ta vậy. Có trong tay những dụng cụ tốt nhất đã là điều quan trọng, nhưng anh ta có phải là một người thợ mộc xuất sắc có thể sử dụng những dụng cụ một cách thành thạo hay không đó mới là điểm còn quan trọng hơn.
Tôi vẫn nói: “Cho dù bạn đã vào đúng vị trị thuận lợi và đúng thời điểm, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Bạn còn phải là người hội tụ những yếu tố cần thiết, ở đúng vị trí thuận lợi và đúng thời điểm”.
Vậy bạn là ai? Bạn suy nghĩ như thế nào? Niềm tin của bạn là gì? Thói quen và cá tính của bạn ra sao? Bạn thật sự cảm nhận như thế nào về bản thân? Bạn tự tin đến mức nào? Bạn có hoà hợp với những người xung quanh hay không? Bạn đặt niềm tin vào những người khác ở mức độ nào? Bạn có thực sự cảm thấy mình xứng đáng giàu có? Khả năng hành động của bạn bất chấp nỗi sợ hãi, lo lắng, bất chấp sự khó khăn và không thuận tiện đến đâu? Bạn có thể hành động khi bạn không ở trong tâm trạng tốt?
Sự thật là tính cách, cách tư duy và những niềm tin của bạn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định mức độ thành công của bạn.
Một tác giả yêu thích của tôi, Stuart Wilde, đã nêu điều đó thế này: “Chìa khoá của sự thành công là phải biết huy động tất cả những nỗ lực của bạn; khi bạn làm vậy mọi người sẽ tự nhiên bị cuốn hút đến bạn. Và khi họ đến, hãy khiến họ tự trả tiền!”
Qui tắc Thịnh vượng số 1:
Thu nhập của bạn chỉ tăng trưởng đến giới hạn những gì bạn làm!

Tại sao Kế hoạch thịnh vượng trong tiềm thức
lại đóng vai trò quan trọng?

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện về những người phát tài nhanh chóng chưa? Bạn đã từng sở hữu rất nhiều tiền của nhưng rồi lại trở nên trắng tay, hay có người dường như đã gặp các cơ hội tuyệt vời nhưng chính họ đã để cơ hội đó vuột khỏi kẽ tay không? Nếu chỉ quan sát từ bên ngoài thì sự thất bại ấy có vẻ như sự không may, một sự thoái trào trong kinh tế, một đối tác không nghiêm chỉnh, đại loại thế. Tuy nhiên, khi phân tích vấn đề từ bên trong, bạn sẽ nhận ra một điều hoàn toàn khác. Nguyên nhân sâu xa ở đây là nếu bạn chợt có trong tay một khoản tiền lớn trong khi trong thâm tâm bạn chưa hề sẵn sàng để đón nhận nó, có nguy cơ là tài sản của bạn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà thôi và bạn sẽ mất nó.
Phần lớn chúng ta không có đủ “năng lực bên trong” để tạo ra những khoản tài sản khổng lồ và giữ gìn chúng tồn tại qua những thách thức luôn tăng lên không ngừng vốn luôn song hành với sự thành công và giàu có. Cái đó, thưa các bạn, là nguyên nhân chính làm họ không giàu có.
Ví dụ phù hợp nhất là những người trúng xổ số. Nghiên cứu cho thấy hầu hết những người trúng số cuối cùng lại trở về tình trạng tài chính ban đầu, với số tiền mà họ có thể quản lý một cách thoải mái. Trong khi đó, điều ngược lại thường xảy ra với những nhà triệu phú tự tay làm nên cơ nghiệp. Khi các nhà triệu phú này bị mất tiền, họ thường nhanh chóng kiếm lại số tiền ấy. Và Donald Trump là một ví dụ điển hình nhất. Trump từng có hàng tỉ đô la trong tay, rồi ông bị phá sản rồi mất trắng. Vậy mà chỉ trong vài năm, ông đã kiếm lại được số tiền ấy và thậm chí còn nhiều hơn thế.
Tại sao sự diệu kỳ đó xảy ra? Bởi vì mặc dù một số triệu phú tự làm nên có thể mất tiền, họ không bao giờ mất thành tố quan trọng nhất đã đưa họ đến thành công: trí óc tư duy làm giàu của họ. Tất nhiên trong trường hợp Donald Trump, đó là cách tư duy của nhà tỷ phú. Bạn có biết Donald Trump không bao giờ chấp nhận mình chỉ là một triệu phú. Nếu Donald Trump có tài sản trị giá 1 triệu đô la, bạn nghĩ ông ấy sẽ cảm thấy thế nào về tình trạng tài chính đó? Phần lớn mọi người sẽ đồng ý rằng ông ta có lẽ sẽ cho rằng mình bị phá sản, xem đây là một thất bại tài chính!
Đó là do “nhiệt kế” tài chính của Donald Trump được cài đặt con số hàng tỉ chứ không phải hàng triệu. Trong khi đó, nhiệt kế tài chính của mọi người đều được cài đặt con số hàng ngàn, chứ không phải hàng triệu; thậm chí nhiệt kế tài chính của một số người chỉ được cài đặt con số hàng trăm, chứ không phải hàng nghìn; và vẫn có những nhiệt kế tài chính của một số người được đưa về dưới mức không. Họ cứ thế chịu đựng sự băng giá mà không hiểu căn nguyên đích thực gây nên tình trạng khốn khó của mình.
Thực tế là hầu hết chúng ta đều không đạt được khả năng cao nhất của mình. Phần lớn mọi người không thành công. Nghiên cứu chỉ ra rằng 80 phần trăm cá nhân sẽ không bao giờ có tự do tài chính theo cách họ muốn, và 80 phần trăm sẽ không bao giờ cho rằng mình thật sự hạnh phúc. Lý do rất đơn giản. Phần lớn mọi người không ý thức được vấn đề. Họ dường như hơi buồn ngủ trong guồng quay. Họ làm việc và suy nghĩ trong mức độ …của cuộc sống – chỉ hoàn toàn dựa trên những gì họ có thể nhìn thấy. Họ sống hoàn toàn chỉ trong thế giới có thể nhìn thấy được.
Gốc rễ tạo nên Hoa trái
Hãy hình dung một cái cây. Chúng ta hãy giả định cây đó tượng trưng cho cuộc sống. Trên cây đó có hoa trái. Trong cuộc sống, hoa trái đó gọi là thành quả mà chúng ta đạt được. Chúng ta nhìn vào giỏ hoa trái (thành quả của chúng ta), và cảm thấy không hài lòng; số hoa trái ấy còn quá ít, chúng quá nhỏ bé hoặc hương vị không thơm ngon.
Vậy chúng ta dự định sẽ làm gì? Phần lớn chúng ta sẽ tập trung chú ý vào hoa trái, vào kết quả của chúng ta. Nhưng cái gì thực sự tạo nên hoa trái đó? Đó chính là hạt giống và gốc rễ đã tạo nên hoa trái.
Như vậy là cái nằm dưới mặt đất tạo nên những cái trên mặt đất. Là cái vô hình tạo nên cái hữu hình. Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là, nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã. Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình trước hết bạn phải thay đổi cái vô hình.
Quy tắc Thịnh vượng số 2:
Nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã.
Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình, trước hết bạn phải thay đổi
cái vô hình.
Tất nhiên, một số người nói rằng nhìn thấy mới tin tưởng được. Câu hỏi tôi dành cho những người đó là “Tại sao bạn phải trả hóa đơn tiền điện?” Mặc dù bạn không thể nhìn thấy điện năng, bạn có thể nhận ra và sử dụng năng lượng của nó. Nếu bạn còn nghi nghờ sự tồn tại của nó, hãy gí ngón tay bạn vào ổ cắm điện, và tôi sẽ đảm bảo rằng sự hoài nghi của bạn sẽ biến mất ngay.
Theo kinh nghiệm của tôi, điều bạn không nhìn thấy trong thế giới này có sức mạnh lớn hơn nhiều bất kỳ điều gì bạn có thể nhìn thấy. Bạn có thể đồng ý hay không với câu tuyên bố này, nhưng liên quan đến những gì bạn làm, đừng quên áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sống của bạn, nếu không bạn sẽ bị tổn hại. Tại sao? Bởi vì bạn đi ngược với qui luật của tự nhiên, nơi những gì dưới mặt đất tạo ra những gì trên mặt đất, nơi những gì vô hình tạo nên những cái hữu hình.
Là con người, chúng ta là một phần của tự nhiên, không phải trên nó. Hệ quả là, khi chúng ta tuân theo quy luật của tự nhiên và tập trung vào gốc rễ – thế giới tinh thần bên trong chúng ta – cuộc sống của chúng ta sẽ trôi chảy, hòa thuận. Khi chúng ta không theo qui luật tự nhiên, cuộc sống sẽ có lắm thác ghềnh.
Trong mỗi cánh rừng, mỗi trang trại, mỗi khu vườn trên trái đất, cái bên dưới nền đất đều tạo ra cái bên trên. Đó là lý do tại sao tập trung chú ý của bạn vào hoa trái là vô ích. Bạn không thể thay đổi hoa trái đã đơm kết trên cây. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi hoa trái của ngày mai. Nhưng để làm điều đó, bạn phải đào xuống dưới đất và làm khỏe bộ rễ.
Bốn Cung – BỐN THẾ GIỚI
của Con người
Thế giới
MENTAL – TÂM LINH
Thế giới
EMOTION – CẢM XÚC
Thế giới
SPIRITUAL – TINH THẦN
Thế giới
PHISICAL – VẬT CHẤT
Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần biết là chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực tại này. Chúng ta hiện đang sống trong ít nhất bốn thế giới khác nhau cùng một lúc, đó là: thế giới Vật chất, thế giới Tinh thần, thế giới Cảm xúc và thế giới Tâm linh.
Tuy nhiên, có rất ít người nhận ra rằng thế giới vật chất chỉ là hệ quả, là dấu vết của ba thế giới còn lại.
Ví dụ, giả thiết bạn vừa viết một lá thư trên máy tính của mình. Bạn nhấn vào phím in và lá thư sẽ chạy ra khỏi máy in của bạn. Bạn nhìn vào bản in và phát hiện một lỗi đánh máy. Thế là bạn vớ lấy cục tẩy và xóa nó trên tờ giấy. Sau đó bạn nhấn phím in một lần nữa và lại xuất hiện lỗi đánh máy cũ.
Lạ quá, sao lại có thể như thế này được chứ? Bạn vừa tẩy nó đi rồi mà! Lần này bạn lấy một cục tẩy lớn hơn rồi chà sát mạnh hơn và lâu hơn. Bạn lại nhấn phím in và lại xuất hiện một lần nữa! Bạn thốt lên vì sững sờ pha lẫn kinh ngạc “có chuyện gì thế này? Hay là mình bị hoa mắt?”.
“Chuyện” ở đây là bạn không thể thật sự thay đổi vấn đề nếu chỉ sửa chữa “sản phẩm in ra” tức là thế giới vật chất; mà bạn chỉ có thể thay đổi “chương trình in”, tức là thế giới tâm linh, cảm xúc và tinh thần.
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.
Quy tắc Thịnh vượng số 3:
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.
Bạn đã từng nghe ai đó nói không có tiền là một vấn đề? Giờ bạn hãy nghe: Không có tiền không phải và không bao giờ là vấn đề cả! Việc không có tiền chỉ là dấu hiệu, triệu chứng của điều gì đó đã xảy ra bên dưới hiện tượng đó.
Không có tiền là hiệu quả, nhưng cái gì là nguyên nhân gốc rễ? Nó nhắc lại điều đó: cách duy nhất để thay đổi thể giới bên ngoài là thay đổi thế giới bên trong.
Dù những thành quả mà bạn gặt hái được có thế nào đi chăng nữa, dù nhiều hay ít, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, thì bạn hãy luôn nhớ rằng thế giới bên ngoài chỉ là một hình ảnh phản chiếu của thế giới bên trong. Nếu cuộc sống bên ngoài của bạn không suôn sẻ thì đó chính là do cuộc sống nội tâm của bạn chưa được suôn sẻ. Chỉ đơn giản vậy.
Lời tuyên bố: Công cụ bí mật đầy sức mạnh để thay đổi
Trong các khóa học chúng tôi sử dụng các kỹ thuật phối hợp cho phép bạn học nhanh hơn và nhớ nhiều hơn những điều được học. Chìa khóa là sự “tham gia”. Cách tiếp cận của chúng tôi dựa theo câu nói xưa: “Những gì bạn nghe thấy, bạn sẽ quên; những gì bạn nhìn thấy, bạn sẽ nhớ; những gì bạn làm, bạn sẽ hiểu”.
Vì vậy tôi yêu cầu bạn mỗi lần bạn đọc đến cuối mỗi Qui tắc Thịnh vượng cơ bản của cuốn sách, hãy đưa tay lên ngực trái, rồi nói một lời tuyên bố, rồi chỉ lên đầu bạn bằng ngón tay trỏ và thực hiện một tuyên bố khác. Lời tuyên bố gì? Đó chỉ là một sự khẳng định tích cực và chính thức một việc mà bạn sẽ thực hiện, một cách mạnh mẽ, rõ rang và kiên quyết.
Tại sao những lời tuyên bố là công cụ giá trị như vậy? Bởi vì tất cả được tạo ra bởi một thứ: năng lượng. Toàn bộ năng lượng luôn chuyển động theo những tần suất và dao động. Vì vậy, mỗi tuyên bố bạn thực hiện đều mang theo tần số dao động của nó. Khi bạn nói to lên lời tuyên bố, năng lượng sẽ rung động qua khắp từng tế bào cơ thể bạn, và vì cơ thể bạn bị tác động, lúc đó bạn có thể cảm thấy sự cộng hưởng đặc biệt của nó. Những tuyên bố không chỉ gửi những thông điệp đặc biệt vào vũ trụ, chúng còn gửi một thông điệp mạnh mẽ vào tiềm thức của bạn.
Sự khác biệt giữa lời tuyên bố với lời khẳng định khá nhỏ, nhưng rất mạnh mẽ. Định nghĩa của lời khẳng định là “một sự tuyên bố tích cực giả định rằng mục tiêu bạn muốn đạt được đã xảy ra”. Định nghĩa của lời tuyên bố là “một sự khẳng định chính thức” một quyết tâm thực hiện một hay hàng loạt hành động để đạt được một tình trạng thay đổi nào đó”.
Một lời khẳng định nói rằng mục tiêu đã được thực hiện. Tôi không điên khùng đến mức cứ thường xuyên khẳng định những điều chưa có thực, có một tiếng nói cứ thì thầm nhắc tôi trong đầu: “Điều đó không thật, điều đó là bịa”.
Mặt khác, một lời tuyên bố không nói điều gì không có thật, nó chỉ nói rằng chúng ta có ý định làm một việc gì đó hay là một điều gì đó. Đó là vị trí mà tiếng nói thì thầm trong ta có thể ủng hộ ta, bởi vì chúng ta không bắt đầu làm điều đó ngay bây giờ, mà đó là một dự định của ta cho tương lai.
Lời tuyên bố, theo định nghĩa, cũng là chính thức. Đó là một cam kết chính thức của năng lượng gửi vào vũ trụ và thông suốt qua cơ thể bạn.
Một từ khác quan trọng trong định nghĩa trên là hành động. Bạn phải thực hiện mọi hành động cần thiết để làm cho dự định của bạn thành hiện thực.
Tôi khuyên rằng bạn thực hiện lời tuyên bố một cách mạnh mẽ hàng ngày vào mỗi buổi sáng và buối tối. Thực hiện tuyên bố khi nhìn vào gương sẽ làm cho việc này càng hiệu quả hơn.
Bây giờ tôi phải thú thực rằng khi lần đầu nghe được những điều trên tôi đã nói: “Không đời nào! Cái kiểu tuyên bố này với tôi thật là ngớ ngẩn”. Nhưng bởi vì tôi là kẻ tay trắng khi đó, nên tôi đã quyết, “Cũng chẳng sao cả, nó không có thể hại gì”, và đã bắt đầu thực hiện chúng. Bây giờ tôi đã giàu có, và không có gì là bất ngờ nữa khi tôi tin rằng những lời tuyên bố đã rất hiệu quả.
Nói cách khác, tôi thà rằng mình là kẻ rất ngớ ngẩn và rất giàu có hơn là người rất tỉnh táo và không có gì cả. Còn bạn thì sao?
Lời tuyên bố: 
“Thế giới nội tâm của tôi tạo ra thế giới bên ngoài của tôi.”
Rồi đưa tay chạm lên đầu và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú”.
Như một món quà đặc biệt, khi bạn vào trang webhttp://cashflowclub.com.vn/freemmbook/ và nhấn vào “FREE BOOK BONUSES”, chúng tôi sẽ tặng bạn miễn phí danh sách tất cả các lời tuyên bố trong cuốn sách này được trình bày sẵn để in ra và đóng khung lên. (Các tài liệu này đã được dịch sang tiếng Việt)

3. Kế hoạch thịnh vượng trong tâm thức bạn là gì và kế hoạch đó đã hình thành như thế nào?


3. Kế hoạch thịnh vượng trong tâm thức bạn là gì và kế hoạch đó đã hình thành như thế nào?

Khi xuất hiện trên đài phát thanh hay truyền hình, tôi nổi tiếng vì thường đưa ra lời khẳng định sau: “Hãy cho tôi năm phút, tôi có thể tiên đoán tương lai tài chính cho cả cuộc đời còn lại của bạn”.
Bằng cách nào? Qua một cuộc trò chuyện ngắn, tôi có thể xác định được cái gọi là “kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức” của bạn. Mỗi chúng ta đều có kế hoạch tài chính và thành công được cài sẵn trong tiềm thức. Và bản kế hoạch đó, hơn mọi thứ khác và hơn tất cả những thứ khác kết hợp lại sẽ quyết định cái đích tài chính của cuộc đời bạn.
Kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức là gì? Tương tự như đối với một ngôi nhà, bản thiết kế của ngôi nhà chính là kế hoạch thành công của ngôi nhà đó. Cũng theo cách đó, kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn đơn giản là chương trình được cài đặt trước về cách sống liên quan đến tiền bạc của bạn.
Tôi muốn giới thiệu với bạn một công thức tối quan trọng. Công thức này quyết định cách bạn sẽ tạo ra cuộc sống và thành công của mình. Nhiều vị giáo sư đáng kính trong lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng con người đã và đang sử dụng công thức này làm nền tảng cho những bài giảng của họ. Được gọi là Quá trình Hiển hiện, công thức đó có dạng như sau:
T => F => A = R
Suy nghĩ => Cảm xúc => Hành động => Kết quả
Qui tắc Thịnh vượng số 5:
Suy nghĩ sinh ra Cảm xúc, Cảm xúc đưa đến Hành động,
Hành động tạo ra Kết quả.
Kế hoạch tài chính trong tâm thức bao gồm một sự kết hợp những suy nghĩ, những cảm xúc, và những hành động của bạn trong lĩnh vực tiền bạc.
Vậy Kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn hình thành như thế nào? Câu trả lời rất đơn giản. Kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn bao gồm chủ yếu là những thông tin và lập trình bạn nhận được trong quá khứ, và đặc biệt trong tuổi thơ của bạn.
Những ai đã là cơ sở cơ bản của sự lập trình hay ra điều kiện đó? Đối với phần lớn chúng ta, danh sách đó bao gồm cha mẹ, anh chị em, bạn bè, những nhân vật có uy tín, thầy cô giáo, phương tiện thông tin đại chúng, lãnh đạo tôn giáo, văn hóa của bạn, và đó chỉ là một vài tên trong danh sách.
Hãy bàn một chút về khía cạnh văn hóa. Có phải mỗi nền văn hóa có một cách suy nghĩ và xử lý các vấn đề tiền bạc, trong khi nền văn hóa khác có cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn khác? Bạn có nghĩ một đứa trẻ vừa sinh ra đã có sẵn thái độ, cảm nhận về tiền bạc, hay bạn tin rằng đứa trẻ được dạy cách xử lý tiền bạc? Chắc chắn là như vậy rồi. Mọi đứa trẻ đều được dạy cách tư duy và hành động liên quan đến tiền bạc.
Những sự ràng buộc đó là có thật với bạn, với tôi, với tất cả. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy cách suy nghĩ và hành động những vấn đề liên quan đến tiền. Những lời chỉ dạy đó dần trở thành phản xạ vô điều kiện và điều khiển bạn suốt cả cuộc đời. Tất nhiên, trừ khi bạn chủ động can thiệp và điều chỉnh các “hồ sơ tài chính” trong trí óc mình. Đây chính là những gì mà chúng ta sẽ thực hiện trong cuốn sách này, cái chúng tôi làm với hàng nghìn người hàng năm, với cấp độ sâu hơn và mức độ bền vững hơn tại các khóa học Suy nghĩ Làm giàu.
Như đã đề cập ở trên rằng suy nghĩ quyết định cảm giác, cảm giác đưa đến hành động và hành động tạo ra kết quả. Thế nên ở đây nảy ra một câu hỏi khá thú vị: Suy nghĩ của bạn xuất phát từ đâu? Tại sao bạn lại suy nghĩ khác người ngồi ngay bên cạnh mình?
Suy nghĩ của bạn bắt nguồn từ “hồ sơ thông tin” bạn có trong những ngăn lưu trữ của trí não bạn. Vậy những thông tin này đến từ đâu? Thông tin này xuất phát từ những lập trình của bạn đã được định hình trong quá khứ. Đúng thế, những khuôn mẫu quá khứ quyết định từng suy nghĩ lóe lên trong trí óc bạn. Do đó, nó thường được nhắc đến như là những suy nghĩ có điều kiện.
Để thể hiện điều này, chúng ta có thể bổ sung “Quá trình Hiển hiện” trên như sau:
P => T => F => A => R
Quá khứ=> Suy nghĩ=> Cảm xúc=> Hành động => Kết quả
Lập trình quá khứ của bạn tạo ra các suy nghĩ của bạn, suy nghĩ tạo ra những cảm xúc của bạn, cảm xúc tạo nên những hành động của bạn, và hành động tạo nên những kết quả của bạn.
Vì vậy, giống như ta có thể làm với máy tính cá nhân, bằng cách sửa đổi việc lập trình bạn đã đi một bước tiến quan trọng để thay đổi kết quả của mình.
Thế giới quan của chúng ta được áp đặt như thế nào? Cách thức tư duy của chúng ta về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, kể cả về tiền bạc, được định hình một cách áp đặt trong quá khứ theo ba cách chính sau đây:
Thông qua lời nói: Bạn đã nghe được gì khi còn nhỏ?
Làm theo khuôn mẫu: Bạn đã nhìn thấy gì khi còn nhỏ?
Sự kiện cá nhân cụ thể: Bạn đã trải nghiệm những gì khi còn nhỏ?
Hiểu rõ ba yếu tố khuôn mẫu định hình cách tư duy trên là điều vô cùng quan trọng, vì thế bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ và nghiên cứu chúng thật tỉ mỉ, chi tiết. Trong Phần I của cuốn sách này, bạn sẽ tìm hiểu cách định hình cách tư duy của mình để vươn đến sự giàu có và thành công.

4. Yếu tố định hình suy nghĩ thứ nhất: Qua lời nói


4. Yếu tố định hình suy nghĩ thứ nhất: Qua lời nói

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình định hình cách suy nghĩ thông qua những điều nghe thấy. Từ nhỏ đến khi trưởng thành bạn đã nghe thấy những gì về tiền bạc, thành công và người giàu?
Có phải bạn đã từng nghe những câu như:
• Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi;
• Hãy dành dụm phòng khi túng thiếu;
• Người giàu rất tham lam;
• Người giàu hay phạm pháp;
• Giàu là tội lỗi;
• Phải làm việc nặng nhọc mới có tiền;
• Tiền không phải từ trên trời rơi xuống;
• Bạn không thể vừa giàu vừa có lý tưởng;
• Tiền không thể mua được hạnh phúc;
• Người có tiền nói gì cũng được;
• Tiền của không bao giờ được xem là đủ;
• Người giàu sẽ càng giàu và người nghèo ngày càng nghèo;
• Cái đó không phải cho chúng ta;
• Không phải ai cũng giàu được;
• Giàu không bao giờ là đủ;
• Và nổi tiếng nhất là: Chúng ta không thể mua được cái đó!
Khi còn ở nhà, mỗi khi tôi hỏi cha để xin ông tiền, tôi sẽ nghe thấy ông hét toáng: “Thân tao làm bằng tiền chắc?” Tôi đùa lại: “Con ước là như vậy. Con sẽ lấy một cánh tay, một bàn tay thôi, thậm chí là một ngón tay thôi.” Những lúc như vậy, ông không bao giờ cười lấy một lần.
Khúc mắc chính là ở chỗ này. Tất cả những câu nói liên quan đến tiền bạc mà bạn nghe từ khi còn nhỏ vẫn đọng lại trong tiềm thức của bạn, là một phần của kế hoạch tài chính trong tâm thức và chính là cái đang điều khiển cuộc sống tài chính bạn.
Những khuôn mẫu định hình cách suy nghĩ qua lời nói có sức mạnh cực kỳ lớn. Ví dụ, khi con trai tôi, Jesse, lên ba, nó chạy đến gặp tôi và hồ hởi nói: “Cha, chúng ta hãy đi xem phim Ninza Rùa. Nó đang được diễn gần nhà ta.” Suốt đời, tôi không thể tưởng tượng được con rùa đó lại có thể đi vạn dặm như vậy. Vài giờ sau tôi có câu trả lời từ một quảng cáo trên TV có đoạn kết: ”Hiện đang diễn tại nhà hát gần nhà bạn”.
Một ví dụ khác về sức mạnh của việc định hình suy nghĩ thông qua lời nói là vấn đề chi tiêu của Stephen, một trong những người tham dự khóa học của tôi. Stephen không có khó khăn trong việc kiếm tiền, nhưng luôn khó khăn trong việc giữ tiền.
Vào thời điểm tham dự khóa học, mỗi năm Stephen kiếm được hơn 800.000 đô la và đã có thu nhập như thế chín năm liền. Thế nhưng anh cứ phung phí, cho mượn hoặc mất, hoặc đầu tư sai lầm hết. Dù là lý do nào thì kết quả là tài sản của anh ta dành dụm được rất ít, chính xác là zero!
Stephen nhớ lại lúc anh còn nhỏ, lúc nào mẹ anh cũng bảo: “Những người giàu rất tham lam. Người giàu luôn kiếm tiền trên mồ hôi nước mắt của người nghèo. Con chỉ nên kiếm đủ tiền thôi, chứ nếu nhiều tiền hơn thì con cũng sẽ trở thành con heo như họ thôi.”
Không cần phải là nhà thông thái để nhận ra chuyện gì đã xảy ra trong tiềm thức của Stephen. Không ngạc nhiên rằng anh ta đã phá sản. Anh ta đã được định hình suy nghĩ thông qua niềm tin của bà mẹ rằng người giàu rất tham lam. Vì thế, trí óc anh ta đã kết nối người giàu với sự tham lam, tức là với cái xấu. Vì không muốn là người xấu, anh ta trong tiềm thức đã không thể là người giàu.
Stephen rất yêu mẹ và không muốn làm bà thất vọng. Thông thường, dựa trên những niềm tin của bà, nếu anh ta trở nên giàu có, bà sẽ không tán thành. Vì vậy, việc duy nhất anh có thể làm là tống khứ đi thật nhanh bất kì khoản tiền nào vượt mức “vừa đủ xài” để khỏi trở thành một “con heo”!
Vâng, bạn có thể cho rằng, việc chọn lựa giữa trở nên giàu có hay được mẹ hay bất kỳ ai chấp nhận, phần lớn chúng ta sẽ chọn việc trở nên giàu có. Nhưng không, không hề có khả năng đó! Trí óc chúng ta đơn giản là không hoạt động theo cách đó. Chắc chắn là sự giàu có mới là sự lựa chọn logic, hợp lý. Nhưng khi tiềm thức bạn phải lựa chọn giữa một bên là những cảm xúc đã bám rễ sâu xa và một bên là tính hợp lý, thì cảm xúc hầu như bao giờ cũng thắng.
Qui tắc Thịnh vượng số 6:
Khi tiềm thức phải lựa chọn giữa một bên là những cảm xúc đã bám rễ sâu xa và một bên là tính hợp lý thì hầu như cảm xúc bao giờ cũng thắng.
Trở lại câu chuyện của chúng ta. Trong chưa tới mười phút áp dụng các kỹ thuật thực hành cực kỳ hiệu quả, kế hoạch tài chính trong tâm thức của Stephen đã hoàn toàn thay đổi. Chỉ hai năm sau, anh ta trở thành triệu phú.
Tại khóa học, Stephen bắt đầu hiểu ra rằng những niềm tin tai hại kia là của mẹ anh, hình thành từ những lập trình quá khứ của bà, chứ không phải của anh. Thế là chúng tôi đi xa hơn nữa, giúp anh xây dựng một chiến thuật cá nhân sao cho anh không mất sự tán thành của mẹ nếu anh ta giàu có. Điều đó khá đơn giản.
Biết mẹ rất thích Hawaii, Stephen liền mua một căn nhà ngay bên bờ biển Maui và đưa mẹ tới đó nghỉ suốt mùa đông. Bà như được ở trên thiên đường, nên anh cũng thế. Đầu tiên, bà thật sự vui mừng khi anh trở nên giàu có và bà tự hào khoe với mọi người về sự hiếu thảo và giàu có của anh. Tiếp theo, anh không còn phải lo cho bà suốt sáu tháng mỗi năm. Thật tuyệt!
Trong cuộc đời mình, sau sự khởi đầu chậm chạp, tôi cũng đã bắt đầu kinh doanh khá hơn, nhưng không bao giờ kiếm được tiền từ chứng khoán. Khi đã biết về kế hoạch tài chính trong tâm thức, tôi nhớ ra khi tôi còn bé hàng ngày sau giờ làm việc cha tôi thường ngồi bên bàn ăn với tờ báo kiểm tra những trang chứng khoán, cha tôi hay đấm nắm tay lên bàn và kêu: ‘Những cổ phiếu chết tiệt!” Rồi ông dành nửa giờ sau đó phàn nàn về những hệ thống ngu xuẩn của thị trường chứng khoán, và rằng ông có cơ hội kiếm tiền dễ hơn trong các sòng bạc ở Las Vegas.
Bây giờ, khi bạn hiểu sức mạnh của sự định hình cách suy nghĩ qua lời nói, bạn có thấy không ngạc nhiên khi tôi không kiếm được xu nào từ chứng khoán? Tôi đã được lập trình để thất bại, được lập trình một cách vô thức để chọn sai cổ phiếu, với giá sai và vào sai thời điểm. Tại sao ư? Vì trong vô thức khi đánh giá cổ phiếu, kế hoạch trong tiềm thức của tôi đã chọn: những cổ phiếu chết tiệt!
Tất cả những gì tôi có thể nói là, bằng cách đào xới hết lên khu vườn tài chính trong tâm thức mình, tôi bắt đầu nhận được nhiều những hoa trái không ngờ! Ngay sau ngày tôi điều chỉnh tâm thức bản thân, những cổ phiếu tôi chọn bắt đầu vọt lên, và tôi tiếp tục thành công trong chứng khoán cho đến hôm nay. Điều đó có vẻ rất lạ, nhưng khi bạn thực sự hiểu bản kế hoạch tài chính trong tâm thức hoạt động thế nào, điều đó hoàn toàn có lý.
Tiềm thức chi phối suy nghĩ của bạn. Suy nghĩ của bạn chi phối những quyết định của bạn, và những quyết định chi phối những hành động của bạn, và cuối cùng hành động chi phối thành quả của bạn.
Có bốn yếu tố chính tạo ra sự thay đổi, trong đó bất kỳ yếu tố nào cũng đều rất thiết yếu cho việc lập trình lại kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn. Những yếu tố này rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng lớn lao.
Yếu tố đầu tiên là sự Nhận thức: Bạn chỉ có thể thay đổi thứ mà bạn biết chắc nó đang tồn tại.
Yếu tố thứ hai là sự Hiểu biết: Khi hiểu được “cách suy nghĩ của mình” bắt đầu từ đâu, bạn sẽ nhận ra rằng nó được định hình từ những yếu tố bên ngoài.
Yếu tố thứ ba là Sự tách biệt: Một khi nhận ra “cách suy nghĩ” này không phải của mình, bạn có thể tách bản thân ra khỏi chúng trong thực tại và lựa chọn xem có nên giữ lại chúng hay bỏ chúng đi – dựa vào việc bạn là ai hôm nay, và bạn đang ở đâu, và bạn muốn ở đâu ngày mai. Bạn có thể quan sát cách suy nhĩ đó và xem xét nó theo thực chất của nó. Chính cái “hồ sơ” thông tin được lưu trữ trong tâm trí bạn từ rất lâu rồi có thể không còn phù hợp hay không còn giá trị đối với bạn nữa?
Yếu tố thứ tư để thay đổi là Định hình lại suy nghĩ: Chúng ta sẽ đề cập đến quá trình này trong Phần II của cuốn sách, nơi tôi sẽ giới thiệu những “hồ sơ trong tâm trí” tạo nên sự giàu có và thành công.
Có thể bạn muốn đi xa hơn nữa, tôi mời bạn tham dự khóa học Millionaire Mind Intensive, ở đó bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện hàng loạt những kỹ năng thực tế rất hiệu quả để cài đặt lại bền vững kế hoạch tài chính trong tiềm thức của bạn lên cấp độ cho phép trí óc bạn luôn hỗ trợ và xây dựng thành công của bạn.
Các yếu tố của sự hỗ trợ liên tục và đều đặn cũng rất quan trọng để cho phép sự thay đổi xảy ra, nên chúng tôi có món quà nhỏ khác để giúp bạn. Khi bạn vào trang http://cashflowclub.com.vn/freemmbook/ và nhấn vào “FREE BOOK BONUSES”, bạn có thể đăng ký “Suy nghĩ Thịnh Vượng hàng tuần”. Cứ bảy ngày bạn sẽ nhận được một bài học giá trị có thể hỗ trợ bạn đi đến thành công.
Hiện giờ, chúng ta hãy trở về cuộc thảo luận về sự định hình cách suy nghĩ thông qua lời nói và các bước mà bạn có thể làm ngay để bắt đầu điều chỉnh lại kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình.
Các bước tạo ra sự thay đổi
thông qua việc định hình suy nghĩ bằng lời nói
Nhận thức: Viết ra tất cả các câu nói có liên quan đến tiền bạc hay sự sung túc, giàu có và người giàu mà bạn từng nghe được từ khi còn nhỏ.
Hiểu biết: Viết ra mức độ tin tưởng của bạn vào những câu nói này và đánh giá xem chúng đã tác động như thế nào đến đời sống tài chính của bạn hiện nay.
Tách biệt: Bạn có thể nhận ra rằng những cách suy nghĩ đó chỉ là biểu hiện của những điều bên ngoài mà bạn đã học được và chúng không phải là quan điểm của bạn, không phải là chính con người bạn? Bạn có thể thấy rằng ngay lúc này đây bạn hoàn toàn có cơ hội lựa chọn để thay đổi?
Tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực trái và nói to:
“Những điều người khác nói với tôi về vấn đề tiền bạc không nhất thiết đúng. Tôi sẽ chọn cho mình những cách suy nghĩ mới có thể giúp tôi có được hạnh phúc và thành công.”
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư duy Thành công!”

5. Yếu tố định hình suy nghĩ thứ hai: Làm theo khuôn mẫu


5. Yếu tố định hình suy nghĩ thứ hai: Làm theo khuôn mẫu

Cách thứ hai để suy nghĩ của chúng ta được định hình là làm theo khuôn mẫu, hay bắt chước. Cha mẹ và những người có ảnh hưởng lên bạn yêu thích hay căm ghét gì trong lĩnh vực liên quan đến tiền bạc trong khoảng thời gian bạn đang lớn? Ai trong cha mẹ bạn hay cả hai đều quản lý tốt tiền bạc hoặc họ không biết quản lý tiền bạc? Họ là những người tiết kiệm hay có thói quen chi tiêu nhiều? Họ là những nhà đầu tư khôn ngoan hay không hề quan tâm đến lĩnh vực này? Họ là những người chấp nhận mạo hiểm hay những người bảo thủ? Tiền bạc luôn có sẵn trong nhà bạn hay thất thường? Tiền bạc có dễ đến trong nhà bạn hay nó đến rất khó khăn? Tiền bạc có là nguồn vui trong nhà bạn hay là nguyên nhân của những tranh cãi cay đắng?
Tại sao những thông tin này lại quan trọng như vậy? Có lẽ bạn đã nghe câu này: “Bắt chước như khỉ”. Vâng, con người cũng không khác là bao. Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta đã học hỏi hầu như mọi thứ từ thế giới xung quanh bằng cách bắt chước.
Mặc dù phần lớn chúng ta không thích công nhận điều này, nhưng đó hoàn toàn là sự thật trần trụi trong câu châm ngôn cổ: “Quả táo không rơi quá xa gốc cây táo”.
Tôi nhớ câu chuyện về một phụ nữ rán thịt chuẩn bị cho bữa tối luôn bằng cách cắt bớt một chút ở hai đầu miếng thịt. Trông thấy vậy, người chống tỏ ra ngạc nhiên và hỏi nguyên nhân tại sao cô lại làm như thế. Cô đáp: “Đó là cách mẹ em vẫn thường làm”. Tình cờ hôm ấy mẹ cô đến ăn tối, và họ hỏi bà tại sao bà cắt đi hai đầu của miếng thịt trước khi cho vào chảo rán. Bà mẹ đáp: “Bà ngoại các con vẫn làm như vậy”. Thế là họ quyết định gọi điện cho bà ngoại để hỏi tại sao. Trả lời của bà ngoại? “Bởi vì cái chảo của bà quá nhỏ!”
Điểm đáng lưu ý ở đây là nói chung, chúng ta hay có xu hướng trở nên giống hệt cha hoặc mẹ mình, hoặc là sự kết hợp của cả hai trong lĩnh vực tiền bạc.
Ví dụ, cha tôi là một doanh nhân. Ông làm trong lĩnh vực xây dựng. Ông tham gia thực hiện những công trình xây dựng cỡ khoảng từ một tá đến khoảng một trăm ngôi nhà cho một dự án. Mỗi công trình ngốn một khoản đầu tư khổng lồ. Cha tôi thường phải dồn hết mọi thứ ông có và còn phải vay nặng lãi thêm từ ngân hàng cho đến khi những ngôi nhà được bán hết và tiền mặt chảy về suôn sẻ. Vì vậy, trong khoảng thời gian bắt đầu mỗi công trình, chúng tôi thường không có tiền và thường ngập “đến cổ” trong nợ nần.
Bạn có thể hình dung, trong những thời gian đó cha tôi thường không trong tâm trạng vui vẻ lắm, cũng như không giữ thái độ hào phóng như bình thường ông vốn thế nữa. Nếu tôi hỏi xin tiền ông để mua bất cứ thứ gì dù chỉ vài xu, câu trả lời thông thường của ông là: “Tôi là gì hả, người tôi làm bằng tiền chắc?” hoặc “Con có điên không đấy?”. Tất nhiên, tôi không được xu nào, nhưng cái mà tôi cảm nhận được là ánh mắt “Đừng bao giờ nghĩ đến việc xin tiền nữa”. Tôi chắc là các bạn cũng biết điều đó.
Kịch bản đó thường kéo dài một hoặc hai năm cho đến khi những căn nhà cuối cùng cũng được bán hết. Khi đó, chúng tôi quay cuồng trong vui sướng. Hoàn toàn nhanh đến bất ngờ, cha tôi trở nên khác hẳn. Ông thật hạnh phúc, dễ thương, và cực kỳ hào phóng. Ông có thể đến và hỏi xem tôi có cần tiền không. Tôi chỉ muốn “trả” ông ánh mắt nọ, nhưng tôi đã không dại dột đến vậy nên chỉ nói, “Vâng, cảm ơn cha”, và sáng mắt lên.
Cuộc sống thật tuyệt vời… cho đến khi ngày đó đến, khi cha tôi trở về nhà và thông báo, “Tôi tìm thấy miếng đất tốt. Chúng ta sẽ lại xây nhà.” Tôi trả lời theo phản xạ tự nhiên: “Tuyệt, thưa cha, chúc may mắn”, nhưng tim tôi chìm xuống, biết rằng những ngày gian khó lại bắt đầu.
Công thức đó kéo dài từ khi tôi có thể nhớ, khi tôi lên khoảng 6 tuổi, cho đến khi tôi hai mươi mốt, thời điểm tôi dời đi hẳn khỏi nhà cha mẹ. Và nó dừng lại như thế, hay ít ra là tôi nghĩ thế.
Ở tuổi hai mốt, tôi nghỉ học và trở thành, bạn đoán đúng đấy, nhà xây dựng. Tôi bước vào vài việc kinh doanh khác nhau theo dạng dự án. Không hiểu do đâu, tôi kiếm được một tài sản nho nhỏ, nhưng rất nhanh sau đó, tôi mất sạch. Tôi lại lao vào công việc khác và tin là mình đã ở trên đỉnh cao của thế giới lần nữa, để rồi lại đụng đáy một năm sau đó.
Cái công thức thu nhập lên-và-xuống lặp đi lặp lại gần mười năm trước khi tôi nhận ra có thể đó không phải do loại hình công việc tôi đã chọn, không phải do đối tác tôi đã làm chung, không phải do tình trạng của nền kinh tế hay do tôi đã quyết định rút ra sớm quá khi mọi thứ đang tiến triển tốt. Cuối cùng tôi cũng nhận thấy có thể, chỉ có thể thôi, tôi đã sống một cách vô thức theo công thức thu nhập lên-và-xuống của cha tôi.
Tất cả những gì tôi có thể nói là, nhờ tôi học được những điều các bạn sẽ học trong sách này tôi đã có thể điều chỉnh lại bản thân, vượt ra khỏi các khuôn mẫu thu nhập “lên-xuống” đó để có nguồn thu nhập bền vững và luôn tăng trưởng.
Hôm nay, mong muốn thay đổi của tôi vẫn còn thôi thúc, mặc dù mọi thứ đang rất tốt đẹp. Nhưng hiện giờ trong đầu tôi là những bộ hồ sơ tâm thức hoàn toàn khác đang theo dõi cảm xúc của tôi và nói: “Cảm ơn đã chia sẻ. Giờ chúng ta hãy tập trung vào công việc.”
Một ví dụ khác từ một trong những cuộc hội thảo của tôi tổ chức ở Orlando, Florida. Như thường lệ, mọi người lần lượt đứng lên các bậc thềm để chụp ảnh và nói lời thăm hỏi hay tạm biệt nhau. Tôi sẽ không thể quên một người đàn ông tuổi cao vì ông ta bước lên mà vẫn run bần bật. Ông ta thở một cách nặng nhọc và liên tục lau nước mắt bằng cái khăn mùi-xoa của ông. Tôi hỏi xem liệu có thể giúp gì cho ông không. Ông tâm sự: “Tôi năm nay đã 63 tuổi rồi. Tôi thường xuyên đọc sách và tham dự các buổi hội thảo từ khi chúng được nghĩ ra. Tôi đã gặp nhiều diễn giả và cố gắng áp dụng mọi điều họ đã dạy. Tôi đã thử mua cổ phiếu, đầu tư vào bất động sản, tham gia hàng tá lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tôi thậm chí còn quay lại trường đại học và lấy được tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Tôi có nhiều kiến thức hơn mười người bình thường cộng lại, vậy mà tôi chưa bao giờ làm được như vậy trong kết quả tài chính. Tôi thường có sự khởi đầu luôn rất thuận lợi nhưng sau đó lại kết thúc với hai bàn tay trắng. Suốt những năm đó tôi không hiểu tại sao vậy. Tôi nghĩ tôi thật vô dụng, tôi là lão già ngu ngốc…cho đến tận hôm nay.”
“Cuối cùng, sau khi nghe những phân tích của anh, và làm theo các bước của quá trình, tôi chợt hiểu ra mội điều. Tôi đã không làm gì sai cả. Chỉ vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của cha tôi đã ăn sâu vào đầu tôi và trở thành trở ngại của tôi. Cha tôi đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất của cuộc đại suy thoái. Mỗi ngày ông đều phải cố tìm việc làm hoặc bán hàng gì đó, nhưng ông vẫn thường trở về tay không. Tôi ước tôi hiểu về quá trình định hình suy nghĩ qua khuôn mẫu từ 40 năm trước. Thật là phí thời gian biết bao, phí bao nhiêu công sức học hành và bao kiến thức gom nhặt được”. Rồi ông bắt đầu khóc thành tiếng.
Tôi nói: “Kiến thức ông học được sẽ không phí, nó chỉ được giữ lại và chờ cơ hội để phát huy hiệu quả. Bây giờ, khi ông đã lập lại một kế hoạch thành công trong tâm thức mới cho mình, mọi thứ mà ông từng học sẽ trở nên hữu ích và ông sẽ tiến rất nhanh đến thành công”.
Với phần lớn chúng ta, khi nghe một điều chúng ta hiểu rõ, chúng ta biết nó là lời nói thật. Nhẹ lòng vì được chia sẻ, ông thở sâu hơn. Rồi một nụ cười rạng rỡ xuất hiện trên gương mặt của ông. Ông ôm rất chặt vai tôi và nói: “Cảm ơn, cảm ơn anh rất nhiều”.
Lần cuối tôi biết tin từ ông là tất cả đều bùng nổ: ông đã dành dụm được nhiều tài sản trong vòng mười tám tháng gần đây hơn cả mười tám năm trước đó cộng lại. Tôi rất vui mừng!
Như vậy, bạn có thể có mọi kiến thức và kỹ năng của thể giới này, nhưng nếu “kế hoạch trong tâm thức” của bạn không được cài đặt để thành công, thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải thất bại thảm hại.
Chúng tôi thường có những học viên tham dự các khóa Seminar mà cha mẹ họ trải qua chiến tranh Thế giới II hoặc sống trong thời ký Đại suy thoái kinh tế. Những người đó thường bị sốc khi họ hiểu ra những kinh nghiệm của cha mẹ đã tác động và tạo nên niềm tin và thói quen của họ về tiền bạc đến thế nào. Một số thì chi tiêu như điên bởi vì “bạn có thể dễ dàng mất hết tiền bạc, vậy hãy tận hưởng nó khi bạn còn có thể”. Một số khác thì đi theo hướng ngược lại: họ giữ khư khư những đồng tiền của mình và “tiết kiệm cho những lúc khó khăn”.
Một lời tỉnh táo: Tiết kiệm cho những ngày khó khăn có thể là một ý tưởng tốt, nhưng nó có thể gây nên nhiều vấn đề lớn. Một trong những nguyên tắc chúng tôi dạy trong một khóa học khác là Sức mạnh của Ý định. Nếu bạn tiết kiệm tiền bạc cho những ngày khó khăn, bạn sẽ nhận được gì? Những ngày khó khăn! Thay vì tiết kiệm cho những ngày khó khăn, hãy tập trung vào việc tiết kiệm cho những ngày hạnh phúc hoặc cho ngày bạn giành được tự do tài chính. Khi đó, theo tinh thần của Luật Sức mạinh của Ý định, bạn sẽ nhận được chính xác những ngày như thế.
Phần trên chúng ta đã nói rằng phần lớn mọi người đều chịu ảnh hưởng của cha hoặc mẹ hoặc cả hai trong những vấn đề tiền bạc, nhưng vẫn có trường hợp ngược lại. Một số trong chúng ta lại trở nên hoàn toàn đối lập với một người hoặc cả hai cha mẹ mình. Tại sao điều đó xảy ra? Có thể từ “sự giận dữ” và “sự nổi loạn” đã nói lên điều gì đó? Nói tóm lại, tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn gần gũi và noi theo hay muốn tách ra khỏi họ đến mức nào.
Rất tiếc, khi là con cái, chúng ta không thể nói với cha mẹ mình: “Cha và Mẹ, con mời ngồi. Con có việc muốn nói với cha mẹ. Con không thích cách cha mẹ quản lý tiền bạc của mình, hoặc cuộc sống của mình, và vì vậy, khi con lớn, con sẽ làm những điều đó khác hẳn. Con hy vọng cha mẹ sẽ hiểu. Bây giờ thì chúc cha mẹ ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp”.
Không, không, không thể làm như thế được. Thay vào đó, khi “cái nút” của chúng ta được nhấn, nói chung chúng ta sẽ bùng nổ và những gì phát ra sẽ đại loại như: “Con căm ghét cha mẹ! Con sẽ không bao giờ giống cha mẹ. Khi lớn lên, con sẽ giàu có. Và con sẽ có bất cứ thứ gì con muốn dù cha mẹ có thích điều đó hay không”. Và chúng ta chạy về phòng riêng của mình, đóng sầm cửa lại, rồi làm nhàu nát chăn gối hay đập phá bất cứ cái gì, chỉ để giải tỏa sự ức chế, bấn loạn của mình.
Nhiều người xuất thân từ những gia đình nghèo khó đã tỏ ra oán giận và nổi loạn vì điều đó. Thường thì họ bỏ nhà đi để làm mọi cách để trở nên giàu có hay ít nhất là họ có lý do để làm vậy. Nhưng có một gút mắc nhỏ, cái hóa ra lại là vấn đề lớn. Dù những người này đã thật sự giàu có hay họ vẫn đang làm việc hết sức mình để trở nên giàu có thì họ cũng không thực sự hạnh phúc. Tại sao? Nguyên nhân là bởi động lực kiếm tiền của họ xuất phát từ sự oán giận và sự phản ứng. Vì thế, trong tâm trí họ, tiền bạc gắn với sự giận giữ, và khi những người này càng kiếm được nhiều tiền thì sự giận dữ trong họ lại càng lớn.
Cuối cùng, họ tự nói với mình: “Tôi đã quá mệt mỏi vì giận dữ và căng thẳng. Tôi chỉ muốn bình yên và hạnh phúc”. Họ hỏi tâm trí của họ – “chủ thể” tạo ra sự liên kết tiền bạc với nỗi giận, “Phải xử lý tình huống này như thế nào?” Tâm trí của họ trả lời: “Nếu muốn rũ bỏ sự tức giận đó, bạn sẽ phải rũ bỏ mớ tiền bạc kia”. Và họ làm thế. Từ trong tiềm thức của mình, họ đã quyết định sẽ vứt bỏ tiền bạc.
Họ chi tiêu thật lớn hay đầu tư sai lầm, hay ly dị, hoặc hủy hoại thành công của mình bằng cách khác. Không quan trọng, bởi vì lúc đó những kẻ ngốc này thấy mình hạnh phúc. Có thật thế không? Không phải! Thật ra là giờ đây cuộc sống của họ càng trở nên tồi tệ hơn trước, bởi vì họ không chỉ giận giữ mà còn vừa giận giữ vừa túng quẫn. Họ đã từ bỏ không đúng thứ cần phải từ bỏ!
Họ đã rũ bỏ tiền bạc thay vì sự giận dữ, từ bỏ phần hoa trái thay vì thay đổi phần gốc rễ. Trong khi đó, vấn đề thật sự là, và luôn luôn là, nỗi giận dữ giữa họ với cha mẹ mình. Và khi nào nỗi giận đó còn chưa được giải tỏa thì họ vẫn sẽ không bao giờ thật sự hạnh phúc hay bình yên, bất kể họ giàu hay nghèo.
Lý do hay động cơ bạn kiếm tiền hay tạo ra thành công rất quan trọng. Nếu động cơ kiếm tiền hay thành công của bạn xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực như sợ hãi, giận dữ, hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ không bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc.
Tại sao vậy? Bởi vì bạn không thể giải quyết những vấn đề trên bằng tiền bạc. Lấy nỗi sợ hãi làm ví dụ. Trong giờ giảng của mình, tôi thường hỏi cả khán thính phòng, “Bao nhiêu người trong các bạn có thể nêu nỗi sợ hãi là động lực chính cho thành công?” Không nhiều người giơ tay.
Qui tắc Thịnh vượng số 7:
Nếu động cơ kiếm tiền hay thành công của bạn xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực như sợ hãi, giận dữ, hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ không bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc.
Tuy nhiên, tôi hỏi tiếp: “Bao nhiêu người trong các bạn coi sự an toàn là động lực chính cho thành công?” Hầu như tất cả mọi người giơ tay. Nhưng bạn đoán xem, sự an toàn và nỗi sợ hãi đều có xuất phát điểm từ cùng một điều. Tìm kiếm sự an toàn là do có sự không an toàn, và nỗi sợ cũng do sự không an toàn.
Vậy thì, liệu có nhiều tiền hơn có thể xua đi nỗi sợ hãi? Bạn mong thế! Nhưng câu trả lời là hoàn toàn không. Tại sao? Bởi vì tiền bạc không phải gốc rễ của vấn đề, mà là nỗi sợ hãi. Tình hình còn tồi tệ hơn khi sự sợ hãi không chỉ là vấn đề mà là một thói quen. Khi đó, việc kiếm được nhiều tiền hơn sẽ chỉ làm thay đổi loại nỗi sợ của chúng ta mà thôi. Khi túng quẫn đa số chúng ta đều lo sợ rằng mình không bao giờ kiếm ra tiền nữa. Tuy nhiên khi đã kiếm ra tiền rồi thì nỗi sợ hãi của chúng ta lại biến thành: “Điều gì sẽ sảy ra nếu tôi đánh mất những thứ tôi đã làm ra?”, hoặc “mọi người đều muốn thứ tôi đang có”, hoặc “tôi là con bò mộng cho sở thuế họ làm thịt đây”. Tóm lại, chừng nào chúng ta chưa động đến gốc rễ của vấn đề và giải quyết nỗi sợ hãi, không có số tiền nào có thể giúp bạn.
Tất nhiên, nếu được lựa chọn, phần lớn chúng ta sẽ chọn thà có tiền và lo lắng mất tiền hơn là hoàn toàn không có tiền, nhưng không có lựa chọn nào là cách sống sáng suốt cả.
Với những người bị nỗi sợ hãi chi phối, nhiều người bị thôi thúc phải thành công về mặt tài chính chỉ để chứng tỏ với xã hội là mình “giỏi giang đến độ”. Chúng ta sẽ bàn chi tiết về điều này trong Phần II của cuốn sách, nhưng bây giờ bạn chỉ cần nhận thức rằng không có khoản tiền nào có thể khiến bạn cảm thấy “mình giỏi” cả. Tiền bạc không thể làm bạn trở thành con người bạn vốn đang là được.
Một lần nữa, do xuất phát từ sự sợ hãi, động cơ “luôn phải chứng tỏ mình” đã trở thành một thói quen, cách sống quen thuộc. Thậm chí bạn không hề nhận ra rằng nó đang điều khiển bạn. Bạn tự gọi mình là người có mục đích, có quyết tâm, quyết đoán và tất cả những đặc điểm này đều tốt cả. Chỉ có một câu hỏi: Tại sao? Cái gì là động cơ sâu xa điều khiển tất cả?
Đối với những người bị ám ảnh “phải chứng tỏ mình là người giỏi giang” thì không có khoản tiền nào có thể làm giảm nỗi đau mà vết thương bên trong đã gây ra làm cho tất cả mọi thứ và tất cả mọi người trong đời họ đều không “đến độ”. Mọi của cải đều là không đủ đối với những người nghĩ rằng bản thân họ chưa đủ xứng đáng.
Tất cả là trong bản thân bạn. Hãy nhớ, thế giới bên ngoài phản chiếu “thế giới bên trong” của bạn. Nếu bạn tin là mình không đầy đủ, bạn sẽ xác nhận niềm tin đó và tạo ra thực tế rằng bạn sẽ không được đầy đủ. Mặt khác, nếu bạn tin bạn luôn thừa thãi, giàu có thì bạn sẽ xác nhận niềm tin đó và tạo ra sự sung mãn. Tai sao? Bởi vì “sự giàu có” là nguồn gốc của bạn, nó sẽ trở thành cách sống tự nhiên, là bản chất của bạn.
Bằng cách tách rời động cơ tài chính ra khỏi sự giận dữ, sợ hãi, và cả nhu cầu chứng tỏ bản thân, bạn hoàn toàn có thể thiết lập những mối quan hệ mới để trở nên giàu có thông qua mục đích, sự đóng góp và niềm vui. Theo cách ấy, bạn sẽ không bao giờ từ bỏ tiền bạc của mình để mong đổi lấy hạnh phúc.
Làm kẻ nổi loạn hay đối lập với cha mẹ mình không phải bao giờ cũng là vấn đề. Ngược lại, nếu bạn là kẻ nổi loạn (thường là trường hợp của người con thứ trong nhà) và cha mẹ bạn không có thói quen tiền bạc tốt, rất có thể làm ngược với họ lại là điều tốt. Mặt khác, nếu cha mẹ bạn là những người thành công và bạn nổi loạn chống lại họ, bạn sẽ gặp những rắc rối tài chính lớn.
Cách nào cũng vậy, điều quan trọng là phải nhận ra cách sống của bạn là thế nào so với cách sống của cha mẹ bạn trong lĩnh vực tiền bạc.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua định hình suy nghĩ bằng cách làm theo khuôn mẫu
Nhận thức: Quan sát cách cư xử, thói quen của cha mẹ hay những người thân có ảnh hưởng đến bạn trong quá khứ về vấn đề tiền bạc và sự giàu có. Hãy viết ra mức độ tương đồng hay đối lập giữa bạn và họ.
Hiểu biết: Liệt kê những ảnh hưởng của hành động làm theo những khuôn mẫu đó (bắt chước người khác) đối với đời sống tài chính của bạn.
Tách biệt: Bạn nhận ra rằng cách cư xử đó là do bạn bị ảnh hưởng và học được bị động từ những yếu tố, khuôn mẫu bên ngoài, chứ không thuộc về bản chất của bạn. Ngay từ lúc này đây, bạn có thể lựa chọn để trở nên khác biệt.
Tuyên bố: Hãy nói to
“Về những quan điểm về tài chính, trước giờ tôi chỉ làm theo người khác. Ngay từ bây giờ tôi sẽ làm theo cách của tôi.”

6. Yếu tố định hình suy nghĩ thứ ba: Những sự kiện cá nhân


6. Yếu tố định hình suy nghĩ thứ ba: Những sự kiện cá nhân

Chúng ta bị tác động rất mạnh từ những sự kiện cá nhân cụ thể mà ta đã trải qua và đây chính là yếu tố cơ bản thứ ba góp phần định hình suy nghĩ của mỗi người. Khi còn nhỏ bạn đã có những trải nghiệm gì liên quan vấn đề tiền bạc, sự giàu có, và cả liên quan đến những người giàu có? Những ấn tượng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì chúng sẽ bồi đắp và củng cố niềm tin của bạn – hay đúng ra là tạo ra ảo tưởng của bạn, những cái mà hiện nay bạn đang vô thức tuân theo.
Tôi xin đưa ra một ví dụ. Josey, một học viên của tôi, là y tá phòng mổ. Thu nhập của cô rất khá, nhưng cô luôn tiêu hết số tiền kiếm được. Khi tìm hiểu thêm, Josey nhớ lại, năm lên 11 tuổi, Josey đã cùng chị gái và cha mẹ đang ở một nhà hàng Trung hoa, thì cô phải chứng kiến cảnh ba mẹ cô lớn tiếng cãi nhau về vấn đề tiền bạc. Lúc đó cha cô đứng dậy, đập nắm đấm lên bàn, quát rất to. Cô nhớ gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông ngã vật xuống sàn nhà vì lên cơn đau tim. Trước đó, cô mới được đào tạo sơ cấp cứu ở trường nên đã cố áp dụng để cấp cứu cha mình, nhưng không tác dụng. Cha cô đã qua đời trên tay cô.
Thế là kể từ ngày ấy, trong tâm trí của Josey, tiền luôn gắn liền với nỗi đau. Không có gì lạ rằng khi trưởng thành cô luôn vô thức rũ bỏ hết tiền bạc của mình để thoát khỏi nỗi đau. Một chi tiết thú vị là cô đã trở thành y tá. Tại sao? Có thể tại vì cô vẫn còn đang cố gắng cứu cha mình?
Tại khóa học, chúng tôi đã giúp Josey xác định những niềm tin về tiền bạc cũ của cô và điều chỉnh lại giúp cô kế hoạch tài chính trong tâm thức. Giờ đây cô đã trên đường đến tự do tài chính. Cô đã không làm y tá nữa, không phải vì cô không yêu nghề, mà vì cô đã vào nghề vì lý do nhầm lẫn. Hiện cô đang làm công việc hoạch định tài chính, vẫn là giúp đỡ mọi người, nhưng một đối một, để tìm hiểu thế giới quan trong quá khứ của họ đã chi phối mọi mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào.
Một ví dụ khác về các sự kiện cá nhân cụ thể, là chuyện gia đình tôi. Năm vợ tôi lên tám tuổi, có lần khi nghe tiếng chuông lanh lảnh của xe kem bên đường, cô ấy hỏi xin mẹ 25 xu. Mẹ cô đáp: “Xin lỗi, con gái. Con hỏi xin ba ấy. Ba quản lý tiền mà”. Thế là vợ tôi đi hỏi xin cha. Ông đưa cô 25 xu. Cô chạy đi mua kem và vui vẻ trông thấy.
Hết tuần này đến tuần khác, sự việc cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần nữa. Vậy vợ tôi đã học được gì về chuyện tiền bạc?
Trước hết, đàn ông là người quản lý chuyện tiền nong trong gia đình. Thế nên, sau khi chúng tôi kết hôn, theo bạn cô ấy sẽ trông chờ gì ở tôi? Đúng rồi: tiền. Và tôi phải nói với bạn rằng cô ấy không còn chỉ hỏi xin 25 xu nữa! Bằng cách nào đó cô ấy đã được đào tạo lên.
Thứ hai, cô ấy học được rằng phụ nữ không cần có tiền. Nếu mẹ cô ấy không có tiền thì tất nhiên đó cũng là cách sống của cô ấy. Để củng cố cách sống đó, từ trong tiềm thức, cô ấy luôn vứt bỏ tiền bạc của mình. Và cô ấy khá chính xác trong việc đó. Nếu bạn đưa 100 đôla thì cô ấy tiêu hết 100 đôla, nếu bạn đưa 1000 đôla thì cô ấy sẽ tiêu hết 1000 đôla. Rồi cô ấy tham gia một lớp học của tôi và học được kỹ thuật dùng đòn bẩy kinh tế. Tôi đưa cô 2000 đôla, cô tiêu hết 10,000 đôla! Tôi cố gắng giải thích, “Không, em yêu, dùng đòn bẩy kinh tế nghĩa là chúng ta phải là người nhận được số tiền 10.000 đôla, không phải là người tiêu đi.” Nhưng có vẻ điều đó không hiệu quả.
———————————
Câu chuyện thành công của Deborah Chamitoff
Từ: Deborah Chamitof
Gửi: T.Harv Eker
V/v: Tự do tài chính!
Harv,
Hôm nay tôi đã có 18 nguồn thu nhập thụ động và tôi không cần VIỆC LÀM nữa. Vâng, tôi đã giàu có, nhưng quan trọng hơn, cuộc sống của tôi thật phong phú, vui vẻ, đầy hạnh phúc! Nhưng trước đó nó đã không được như vậy.
Tiền bạc của tôi thường là rất lộn xộn. Tôi tin vào những kẻ xa lạ để cho họ quản lý tiền bạc của mình chỉ để tôi khỏi phải động đến chúng. Tôi đã mất tất cả trong vụ đổ vỡ gần đây nhất trên thị trường chứng khoán, và tôi thậm chí không nhận ra điều đó trước khi đã quá muộn.
Tệ hơn nữa, tôi đánh mất sự tôn trọng đối với bản thân. Bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi, sự xấu hổ, và sự thất vọng, tôi trốn chạy khỏi tất cả mọi người và tât cả mọi thứ xung quanh. Tôi tiếp tục trừng phạt bản thân cho đến khi tôi được lôi đến khóa học Millionaire Mind.
Trong mấy ngày cuối tuần biến động đó tôi đã giành lại năng lượng của mình và quyết định sẽ tự kiểm soát tương lai tài chính của mình. Tôi thực hiện lời tuyên bố về sự thịnh vượng và tha thứ cho bản thân vì những sai lầm trong quá khứ, thực sự tin tưởng rằng tôi sẽ xứng đáng được giàu có.
Và bây giờ, tôi thực sự vui thích với việc quản lý tiền bạc của mình! Tôi đã hoàn toàn tự do tài chính và tôi biết tôi luôn luôn như thế bởi vì tôi đã có tư duy Triệu phú!
Cảm ơn anh, Harv.
Cảm ơn.
—————————————
Đề tài duy nhất khiến chúng tôi thường xuyên cãi nhau là tiền bạc. Có lúc nó suýt làm cho cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ. Lúc đó chúng tôi chưa biết rằng nguyên nhân là do mỗi người nhìn nhận vấn đề tài chính theo một cách khác nhau. Đối với vợ tôi, tiền có nghĩa là niềm vui thích tức thời (như việc ăn kem hồi nhỏ vậy). Còn tôi, hoàn toàn ngược lại, tôi lớn lên với niềm tin rằng tiền bạc phải được tích lũy để làm phương tiện tạo ra tự do.
Trong quan niệm của tôi, mỗi khi vợ tôi tiêu tiền thì đó không phải là cô đã tiêu pha đơn thuần, mà là cô ấy đang tiêu tán chính sự tự do trong tương lai của chúng tôi. Còn đối với vợ tôi thì sao? Mỗi khi tôi ngăn không cho cô ấy tiêu tiền thì cô ấy lại cho rằng tôi đang tước đi niềm vui thích trong cuộc đời của cô ấy.
May mà chúng tôi đã học được cách thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình, và quan trọng hơn là đã tạo ra một kế hoạch tài chính chung đặc biệt và phù hợp cho mối quan hệ gia đình.
Chúng có hiệu quả không? Để tôi nói thế này: Tôi đã chứng kiến ba sự kiện kỳ diệu trong đời:
1. Sự ra đời của con gái tôi;
2. Sự ra đời của con trai tôi;
3. Sự kiện vợ tôi và tôi không cãi nhau vì tiền bạc nữa!
Các con số thống kê đã chỉ ra rằng nguyên nhân đổ vỡ số 1 của phần lớn các mối quan hệ chính là tiền bạc. Nhưng lý do đằng sau những cuộc chiến về tiền bạc của mọi người không phải là bản thân đồng tiền, mà vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của các bên không trùng khớp với nhau. Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có hay không có bao nhiêu tiền. Nếu kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn không khớp với của đối tác của bạn trong từng mối quan hệ nhất định thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. “Định lý” này đúng với những cặp vợ chồng đã cưới nhau, những cặp đang hẹn hò, với các quan hệ gia đình và thậm chí và nhất là với đối tác làm ăn.
Chìa khóa ở đây là bạn phải hiểu rõ rằng bạn cần quan tâm xử lý các kế hoạch tài chính trong tâm thức, chứ không phải tiền bạc. Khi đã hiểu được kế hoạch tài chính trong tâm thức của một người nào đó, bạn hoàn toàn có thể hợp tác với đối tác đó theo cách có lợi cho cả hai phía.
Bạn có thể bắt đầu bằng nhận thức rằng kế hoạch tài chính trong tâm thức của đối tác của bạn có thể không hoàn toàn như của bạn. Thay cho việc buồn rầu, hãy chọn phương cách tìm hiểu họ. Hãy làm tất cả có thể để làm rõ cái gì là quan trọng đối với đối tác của bạn trong lĩnh vực tiền bạc rồi xác định động cơ hành động của họ. Bằng cách đó, bạn sẽ xử lý gốc rễ vấn đề thay vì chỉ hoa trái, rồi hãy làm cho sự hợp tác có hiệu quả. Nếu không thế thì, không được đâu, Joe ơi!
Một trong những điều quan trọng nhất bạn sẽ học được, nếu bạn quyết định tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive, là làm sao nhận ra kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình và đối tác của bạn cũng như làm sao tạo ra kế hoạch mới chung cho cả hai để giúp cho sự hợp tác thực sự được như các bên mong muốn. Đó thực sự là giải thoát nếu có thể làm được như vậy, vì nó loại trừ một trong những lý do lớn nhất gây nên đau đớn cho phần lớn mọi người.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua định hình suy nghĩ bằng những sự kiện cá nhân cụ thể
Đây là bài tập bạn có thể thực hiện cùng với đối tác của mình. Hãy cùng thảo luận những câu chuyện liên quan đến tiền bạc mà mỗi người tích luỹ được – những điều bạn nghe được từ bé, những khuôn mẫu tài chính trong gia đình mà bạn đã noi theo, và những sự kiện đầy cảm xúc đã xẩy ra với bạn. Và cũng cần tìm hiểu xem tiền có ý nghĩa như thế nào với đối tác của bạn. Đó là sự vui thích, sự tự do, hay sự an toàn, hay địa vị? Điều đó sẽ giúp bạn xác định kế hoạch tài chính trong tâm thức hiện tại của cả đôi bên, và có thể giúp bạn khám phá nguyên nhân khiến cho mọi người có thể bất đồng quan điểm trong lĩnh vực này.
Tiếp theo, hãy thảo luận những điều bạn muốn hôm nay không phải với tư cách một cá nhân đơn lẻ mà trong tư cách một sự hợp tác của hai bên. Hãy quyết định và thống nhất các mục đích chính của các bạn cũng như thái độ chung đối với tiền bạc và thành công. Rồi hãy lập danh sách những thái độ và hành động mà cả hai cùng đồng ý và hãy viết chúng ra. Dán chúng lên tường, rồi khi nào có vấn đề liên quan, hãy thật tế nhị nhắc lại cho nhau những gì hai bên đã cùng quyết định đồng ý khi cả hai đã suy nghĩ khách quan, tự nguyện và không bị cảm xúc nào chi phối hoặc bị ảnh hưởng của các quan điểm cũ trong tiềm thức.
Nhận thức: Phân tích một sự việc cụ thể gây nhiều cảm xúc mà bạn đã trải qua xoay quanh vấn đề tiền bạc khi còn nhỏ.
Hiểu biết: Viết ra những tác động mà sự việc này có thể đã gây ra đối với đời sống tài chính hiện nay của bạn.
Tách biệt: Bạn có thể nhận ra rằng cách sử xự này của bạn chỉ là kết quả của việc tiếp thu một cách thụ động chứ không phải là bạn? Bạn có thấy hiện tại bạn có quyền lựa chọn cách hành xử khác, trở nên khác?
Tuyên bố: Hãy để tay lên trán bạn và nói to:
“Tôi đã loại bỏ những ảnh hưởng không tích cực từ những trải nghiệm liên quan đến tiền từ quá khứ. Kể từ bây giờ, tôi sẽ tạo ra tương lai mới của mình, giầu có và thành công.”