6. Yếu tố định hình suy nghĩ thứ ba: Những sự kiện cá nhân
Chúng ta bị tác động rất mạnh từ những sự kiện cá nhân cụ thể mà ta đã trải qua và đây chính là yếu tố cơ bản thứ ba góp phần định hình suy nghĩ của mỗi người. Khi còn nhỏ bạn đã có những trải nghiệm gì liên quan vấn đề tiền bạc, sự giàu có, và cả liên quan đến những người giàu có? Những ấn tượng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì chúng sẽ bồi đắp và củng cố niềm tin của bạn – hay đúng ra là tạo ra ảo tưởng của bạn, những cái mà hiện nay bạn đang vô thức tuân theo.
Tôi xin đưa ra một ví dụ. Josey, một học viên của tôi, là y tá phòng mổ. Thu nhập của cô rất khá, nhưng cô luôn tiêu hết số tiền kiếm được. Khi tìm hiểu thêm, Josey nhớ lại, năm lên 11 tuổi, Josey đã cùng chị gái và cha mẹ đang ở một nhà hàng Trung hoa, thì cô phải chứng kiến cảnh ba mẹ cô lớn tiếng cãi nhau về vấn đề tiền bạc. Lúc đó cha cô đứng dậy, đập nắm đấm lên bàn, quát rất to. Cô nhớ gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông ngã vật xuống sàn nhà vì lên cơn đau tim. Trước đó, cô mới được đào tạo sơ cấp cứu ở trường nên đã cố áp dụng để cấp cứu cha mình, nhưng không tác dụng. Cha cô đã qua đời trên tay cô.
Thế là kể từ ngày ấy, trong tâm trí của Josey, tiền luôn gắn liền với nỗi đau. Không có gì lạ rằng khi trưởng thành cô luôn vô thức rũ bỏ hết tiền bạc của mình để thoát khỏi nỗi đau. Một chi tiết thú vị là cô đã trở thành y tá. Tại sao? Có thể tại vì cô vẫn còn đang cố gắng cứu cha mình?
Tại khóa học, chúng tôi đã giúp Josey xác định những niềm tin về tiền bạc cũ của cô và điều chỉnh lại giúp cô kế hoạch tài chính trong tâm thức. Giờ đây cô đã trên đường đến tự do tài chính. Cô đã không làm y tá nữa, không phải vì cô không yêu nghề, mà vì cô đã vào nghề vì lý do nhầm lẫn. Hiện cô đang làm công việc hoạch định tài chính, vẫn là giúp đỡ mọi người, nhưng một đối một, để tìm hiểu thế giới quan trong quá khứ của họ đã chi phối mọi mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào.
Một ví dụ khác về các sự kiện cá nhân cụ thể, là chuyện gia đình tôi. Năm vợ tôi lên tám tuổi, có lần khi nghe tiếng chuông lanh lảnh của xe kem bên đường, cô ấy hỏi xin mẹ 25 xu. Mẹ cô đáp: “Xin lỗi, con gái. Con hỏi xin ba ấy. Ba quản lý tiền mà”. Thế là vợ tôi đi hỏi xin cha. Ông đưa cô 25 xu. Cô chạy đi mua kem và vui vẻ trông thấy.
Hết tuần này đến tuần khác, sự việc cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần nữa. Vậy vợ tôi đã học được gì về chuyện tiền bạc?
Trước hết, đàn ông là người quản lý chuyện tiền nong trong gia đình. Thế nên, sau khi chúng tôi kết hôn, theo bạn cô ấy sẽ trông chờ gì ở tôi? Đúng rồi: tiền. Và tôi phải nói với bạn rằng cô ấy không còn chỉ hỏi xin 25 xu nữa! Bằng cách nào đó cô ấy đã được đào tạo lên.
Thứ hai, cô ấy học được rằng phụ nữ không cần có tiền. Nếu mẹ cô ấy không có tiền thì tất nhiên đó cũng là cách sống của cô ấy. Để củng cố cách sống đó, từ trong tiềm thức, cô ấy luôn vứt bỏ tiền bạc của mình. Và cô ấy khá chính xác trong việc đó. Nếu bạn đưa 100 đôla thì cô ấy tiêu hết 100 đôla, nếu bạn đưa 1000 đôla thì cô ấy sẽ tiêu hết 1000 đôla. Rồi cô ấy tham gia một lớp học của tôi và học được kỹ thuật dùng đòn bẩy kinh tế. Tôi đưa cô 2000 đôla, cô tiêu hết 10,000 đôla! Tôi cố gắng giải thích, “Không, em yêu, dùng đòn bẩy kinh tế nghĩa là chúng ta phải là người nhận được số tiền 10.000 đôla, không phải là người tiêu đi.” Nhưng có vẻ điều đó không hiệu quả.
Tôi xin đưa ra một ví dụ. Josey, một học viên của tôi, là y tá phòng mổ. Thu nhập của cô rất khá, nhưng cô luôn tiêu hết số tiền kiếm được. Khi tìm hiểu thêm, Josey nhớ lại, năm lên 11 tuổi, Josey đã cùng chị gái và cha mẹ đang ở một nhà hàng Trung hoa, thì cô phải chứng kiến cảnh ba mẹ cô lớn tiếng cãi nhau về vấn đề tiền bạc. Lúc đó cha cô đứng dậy, đập nắm đấm lên bàn, quát rất to. Cô nhớ gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông ngã vật xuống sàn nhà vì lên cơn đau tim. Trước đó, cô mới được đào tạo sơ cấp cứu ở trường nên đã cố áp dụng để cấp cứu cha mình, nhưng không tác dụng. Cha cô đã qua đời trên tay cô.
Thế là kể từ ngày ấy, trong tâm trí của Josey, tiền luôn gắn liền với nỗi đau. Không có gì lạ rằng khi trưởng thành cô luôn vô thức rũ bỏ hết tiền bạc của mình để thoát khỏi nỗi đau. Một chi tiết thú vị là cô đã trở thành y tá. Tại sao? Có thể tại vì cô vẫn còn đang cố gắng cứu cha mình?
Tại khóa học, chúng tôi đã giúp Josey xác định những niềm tin về tiền bạc cũ của cô và điều chỉnh lại giúp cô kế hoạch tài chính trong tâm thức. Giờ đây cô đã trên đường đến tự do tài chính. Cô đã không làm y tá nữa, không phải vì cô không yêu nghề, mà vì cô đã vào nghề vì lý do nhầm lẫn. Hiện cô đang làm công việc hoạch định tài chính, vẫn là giúp đỡ mọi người, nhưng một đối một, để tìm hiểu thế giới quan trong quá khứ của họ đã chi phối mọi mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào.
Một ví dụ khác về các sự kiện cá nhân cụ thể, là chuyện gia đình tôi. Năm vợ tôi lên tám tuổi, có lần khi nghe tiếng chuông lanh lảnh của xe kem bên đường, cô ấy hỏi xin mẹ 25 xu. Mẹ cô đáp: “Xin lỗi, con gái. Con hỏi xin ba ấy. Ba quản lý tiền mà”. Thế là vợ tôi đi hỏi xin cha. Ông đưa cô 25 xu. Cô chạy đi mua kem và vui vẻ trông thấy.
Hết tuần này đến tuần khác, sự việc cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần nữa. Vậy vợ tôi đã học được gì về chuyện tiền bạc?
Trước hết, đàn ông là người quản lý chuyện tiền nong trong gia đình. Thế nên, sau khi chúng tôi kết hôn, theo bạn cô ấy sẽ trông chờ gì ở tôi? Đúng rồi: tiền. Và tôi phải nói với bạn rằng cô ấy không còn chỉ hỏi xin 25 xu nữa! Bằng cách nào đó cô ấy đã được đào tạo lên.
Thứ hai, cô ấy học được rằng phụ nữ không cần có tiền. Nếu mẹ cô ấy không có tiền thì tất nhiên đó cũng là cách sống của cô ấy. Để củng cố cách sống đó, từ trong tiềm thức, cô ấy luôn vứt bỏ tiền bạc của mình. Và cô ấy khá chính xác trong việc đó. Nếu bạn đưa 100 đôla thì cô ấy tiêu hết 100 đôla, nếu bạn đưa 1000 đôla thì cô ấy sẽ tiêu hết 1000 đôla. Rồi cô ấy tham gia một lớp học của tôi và học được kỹ thuật dùng đòn bẩy kinh tế. Tôi đưa cô 2000 đôla, cô tiêu hết 10,000 đôla! Tôi cố gắng giải thích, “Không, em yêu, dùng đòn bẩy kinh tế nghĩa là chúng ta phải là người nhận được số tiền 10.000 đôla, không phải là người tiêu đi.” Nhưng có vẻ điều đó không hiệu quả.
———————————
Câu chuyện thành công của Deborah Chamitoff
Từ: Deborah Chamitof
Gửi: T.Harv Eker
V/v: Tự do tài chính!
Harv,
Hôm nay tôi đã có 18 nguồn thu nhập thụ động và tôi không cần VIỆC LÀM nữa. Vâng, tôi đã giàu có, nhưng quan trọng hơn, cuộc sống của tôi thật phong phú, vui vẻ, đầy hạnh phúc! Nhưng trước đó nó đã không được như vậy.
Tiền bạc của tôi thường là rất lộn xộn. Tôi tin vào những kẻ xa lạ để cho họ quản lý tiền bạc của mình chỉ để tôi khỏi phải động đến chúng. Tôi đã mất tất cả trong vụ đổ vỡ gần đây nhất trên thị trường chứng khoán, và tôi thậm chí không nhận ra điều đó trước khi đã quá muộn.
Tệ hơn nữa, tôi đánh mất sự tôn trọng đối với bản thân. Bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi, sự xấu hổ, và sự thất vọng, tôi trốn chạy khỏi tất cả mọi người và tât cả mọi thứ xung quanh. Tôi tiếp tục trừng phạt bản thân cho đến khi tôi được lôi đến khóa học Millionaire Mind.
Trong mấy ngày cuối tuần biến động đó tôi đã giành lại năng lượng của mình và quyết định sẽ tự kiểm soát tương lai tài chính của mình. Tôi thực hiện lời tuyên bố về sự thịnh vượng và tha thứ cho bản thân vì những sai lầm trong quá khứ, thực sự tin tưởng rằng tôi sẽ xứng đáng được giàu có.
Và bây giờ, tôi thực sự vui thích với việc quản lý tiền bạc của mình! Tôi đã hoàn toàn tự do tài chính và tôi biết tôi luôn luôn như thế bởi vì tôi đã có tư duy Triệu phú!
Cảm ơn anh, Harv.
Cảm ơn.
—————————————
Từ: Deborah Chamitof
Gửi: T.Harv Eker
V/v: Tự do tài chính!
Harv,
Hôm nay tôi đã có 18 nguồn thu nhập thụ động và tôi không cần VIỆC LÀM nữa. Vâng, tôi đã giàu có, nhưng quan trọng hơn, cuộc sống của tôi thật phong phú, vui vẻ, đầy hạnh phúc! Nhưng trước đó nó đã không được như vậy.
Tiền bạc của tôi thường là rất lộn xộn. Tôi tin vào những kẻ xa lạ để cho họ quản lý tiền bạc của mình chỉ để tôi khỏi phải động đến chúng. Tôi đã mất tất cả trong vụ đổ vỡ gần đây nhất trên thị trường chứng khoán, và tôi thậm chí không nhận ra điều đó trước khi đã quá muộn.
Tệ hơn nữa, tôi đánh mất sự tôn trọng đối với bản thân. Bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi, sự xấu hổ, và sự thất vọng, tôi trốn chạy khỏi tất cả mọi người và tât cả mọi thứ xung quanh. Tôi tiếp tục trừng phạt bản thân cho đến khi tôi được lôi đến khóa học Millionaire Mind.
Trong mấy ngày cuối tuần biến động đó tôi đã giành lại năng lượng của mình và quyết định sẽ tự kiểm soát tương lai tài chính của mình. Tôi thực hiện lời tuyên bố về sự thịnh vượng và tha thứ cho bản thân vì những sai lầm trong quá khứ, thực sự tin tưởng rằng tôi sẽ xứng đáng được giàu có.
Và bây giờ, tôi thực sự vui thích với việc quản lý tiền bạc của mình! Tôi đã hoàn toàn tự do tài chính và tôi biết tôi luôn luôn như thế bởi vì tôi đã có tư duy Triệu phú!
Cảm ơn anh, Harv.
Cảm ơn.
—————————————
Đề tài duy nhất khiến chúng tôi thường xuyên cãi nhau là tiền bạc. Có lúc nó suýt làm cho cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ. Lúc đó chúng tôi chưa biết rằng nguyên nhân là do mỗi người nhìn nhận vấn đề tài chính theo một cách khác nhau. Đối với vợ tôi, tiền có nghĩa là niềm vui thích tức thời (như việc ăn kem hồi nhỏ vậy). Còn tôi, hoàn toàn ngược lại, tôi lớn lên với niềm tin rằng tiền bạc phải được tích lũy để làm phương tiện tạo ra tự do.
Trong quan niệm của tôi, mỗi khi vợ tôi tiêu tiền thì đó không phải là cô đã tiêu pha đơn thuần, mà là cô ấy đang tiêu tán chính sự tự do trong tương lai của chúng tôi. Còn đối với vợ tôi thì sao? Mỗi khi tôi ngăn không cho cô ấy tiêu tiền thì cô ấy lại cho rằng tôi đang tước đi niềm vui thích trong cuộc đời của cô ấy.
May mà chúng tôi đã học được cách thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình, và quan trọng hơn là đã tạo ra một kế hoạch tài chính chung đặc biệt và phù hợp cho mối quan hệ gia đình.
Chúng có hiệu quả không? Để tôi nói thế này: Tôi đã chứng kiến ba sự kiện kỳ diệu trong đời:
1. Sự ra đời của con gái tôi;
2. Sự ra đời của con trai tôi;
3. Sự kiện vợ tôi và tôi không cãi nhau vì tiền bạc nữa!
Các con số thống kê đã chỉ ra rằng nguyên nhân đổ vỡ số 1 của phần lớn các mối quan hệ chính là tiền bạc. Nhưng lý do đằng sau những cuộc chiến về tiền bạc của mọi người không phải là bản thân đồng tiền, mà vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của các bên không trùng khớp với nhau. Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có hay không có bao nhiêu tiền. Nếu kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn không khớp với của đối tác của bạn trong từng mối quan hệ nhất định thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. “Định lý” này đúng với những cặp vợ chồng đã cưới nhau, những cặp đang hẹn hò, với các quan hệ gia đình và thậm chí và nhất là với đối tác làm ăn.
Chìa khóa ở đây là bạn phải hiểu rõ rằng bạn cần quan tâm xử lý các kế hoạch tài chính trong tâm thức, chứ không phải tiền bạc. Khi đã hiểu được kế hoạch tài chính trong tâm thức của một người nào đó, bạn hoàn toàn có thể hợp tác với đối tác đó theo cách có lợi cho cả hai phía.
Bạn có thể bắt đầu bằng nhận thức rằng kế hoạch tài chính trong tâm thức của đối tác của bạn có thể không hoàn toàn như của bạn. Thay cho việc buồn rầu, hãy chọn phương cách tìm hiểu họ. Hãy làm tất cả có thể để làm rõ cái gì là quan trọng đối với đối tác của bạn trong lĩnh vực tiền bạc rồi xác định động cơ hành động của họ. Bằng cách đó, bạn sẽ xử lý gốc rễ vấn đề thay vì chỉ hoa trái, rồi hãy làm cho sự hợp tác có hiệu quả. Nếu không thế thì, không được đâu, Joe ơi!
Một trong những điều quan trọng nhất bạn sẽ học được, nếu bạn quyết định tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive, là làm sao nhận ra kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình và đối tác của bạn cũng như làm sao tạo ra kế hoạch mới chung cho cả hai để giúp cho sự hợp tác thực sự được như các bên mong muốn. Đó thực sự là giải thoát nếu có thể làm được như vậy, vì nó loại trừ một trong những lý do lớn nhất gây nên đau đớn cho phần lớn mọi người.
Trong quan niệm của tôi, mỗi khi vợ tôi tiêu tiền thì đó không phải là cô đã tiêu pha đơn thuần, mà là cô ấy đang tiêu tán chính sự tự do trong tương lai của chúng tôi. Còn đối với vợ tôi thì sao? Mỗi khi tôi ngăn không cho cô ấy tiêu tiền thì cô ấy lại cho rằng tôi đang tước đi niềm vui thích trong cuộc đời của cô ấy.
May mà chúng tôi đã học được cách thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình, và quan trọng hơn là đã tạo ra một kế hoạch tài chính chung đặc biệt và phù hợp cho mối quan hệ gia đình.
Chúng có hiệu quả không? Để tôi nói thế này: Tôi đã chứng kiến ba sự kiện kỳ diệu trong đời:
1. Sự ra đời của con gái tôi;
2. Sự ra đời của con trai tôi;
3. Sự kiện vợ tôi và tôi không cãi nhau vì tiền bạc nữa!
Các con số thống kê đã chỉ ra rằng nguyên nhân đổ vỡ số 1 của phần lớn các mối quan hệ chính là tiền bạc. Nhưng lý do đằng sau những cuộc chiến về tiền bạc của mọi người không phải là bản thân đồng tiền, mà vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của các bên không trùng khớp với nhau. Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có hay không có bao nhiêu tiền. Nếu kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn không khớp với của đối tác của bạn trong từng mối quan hệ nhất định thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. “Định lý” này đúng với những cặp vợ chồng đã cưới nhau, những cặp đang hẹn hò, với các quan hệ gia đình và thậm chí và nhất là với đối tác làm ăn.
Chìa khóa ở đây là bạn phải hiểu rõ rằng bạn cần quan tâm xử lý các kế hoạch tài chính trong tâm thức, chứ không phải tiền bạc. Khi đã hiểu được kế hoạch tài chính trong tâm thức của một người nào đó, bạn hoàn toàn có thể hợp tác với đối tác đó theo cách có lợi cho cả hai phía.
Bạn có thể bắt đầu bằng nhận thức rằng kế hoạch tài chính trong tâm thức của đối tác của bạn có thể không hoàn toàn như của bạn. Thay cho việc buồn rầu, hãy chọn phương cách tìm hiểu họ. Hãy làm tất cả có thể để làm rõ cái gì là quan trọng đối với đối tác của bạn trong lĩnh vực tiền bạc rồi xác định động cơ hành động của họ. Bằng cách đó, bạn sẽ xử lý gốc rễ vấn đề thay vì chỉ hoa trái, rồi hãy làm cho sự hợp tác có hiệu quả. Nếu không thế thì, không được đâu, Joe ơi!
Một trong những điều quan trọng nhất bạn sẽ học được, nếu bạn quyết định tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive, là làm sao nhận ra kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình và đối tác của bạn cũng như làm sao tạo ra kế hoạch mới chung cho cả hai để giúp cho sự hợp tác thực sự được như các bên mong muốn. Đó thực sự là giải thoát nếu có thể làm được như vậy, vì nó loại trừ một trong những lý do lớn nhất gây nên đau đớn cho phần lớn mọi người.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua định hình suy nghĩ bằng những sự kiện cá nhân cụ thể
Đây là bài tập bạn có thể thực hiện cùng với đối tác của mình. Hãy cùng thảo luận những câu chuyện liên quan đến tiền bạc mà mỗi người tích luỹ được – những điều bạn nghe được từ bé, những khuôn mẫu tài chính trong gia đình mà bạn đã noi theo, và những sự kiện đầy cảm xúc đã xẩy ra với bạn. Và cũng cần tìm hiểu xem tiền có ý nghĩa như thế nào với đối tác của bạn. Đó là sự vui thích, sự tự do, hay sự an toàn, hay địa vị? Điều đó sẽ giúp bạn xác định kế hoạch tài chính trong tâm thức hiện tại của cả đôi bên, và có thể giúp bạn khám phá nguyên nhân khiến cho mọi người có thể bất đồng quan điểm trong lĩnh vực này.
Tiếp theo, hãy thảo luận những điều bạn muốn hôm nay không phải với tư cách một cá nhân đơn lẻ mà trong tư cách một sự hợp tác của hai bên. Hãy quyết định và thống nhất các mục đích chính của các bạn cũng như thái độ chung đối với tiền bạc và thành công. Rồi hãy lập danh sách những thái độ và hành động mà cả hai cùng đồng ý và hãy viết chúng ra. Dán chúng lên tường, rồi khi nào có vấn đề liên quan, hãy thật tế nhị nhắc lại cho nhau những gì hai bên đã cùng quyết định đồng ý khi cả hai đã suy nghĩ khách quan, tự nguyện và không bị cảm xúc nào chi phối hoặc bị ảnh hưởng của các quan điểm cũ trong tiềm thức.
Tiếp theo, hãy thảo luận những điều bạn muốn hôm nay không phải với tư cách một cá nhân đơn lẻ mà trong tư cách một sự hợp tác của hai bên. Hãy quyết định và thống nhất các mục đích chính của các bạn cũng như thái độ chung đối với tiền bạc và thành công. Rồi hãy lập danh sách những thái độ và hành động mà cả hai cùng đồng ý và hãy viết chúng ra. Dán chúng lên tường, rồi khi nào có vấn đề liên quan, hãy thật tế nhị nhắc lại cho nhau những gì hai bên đã cùng quyết định đồng ý khi cả hai đã suy nghĩ khách quan, tự nguyện và không bị cảm xúc nào chi phối hoặc bị ảnh hưởng của các quan điểm cũ trong tiềm thức.
Nhận thức: Phân tích một sự việc cụ thể gây nhiều cảm xúc mà bạn đã trải qua xoay quanh vấn đề tiền bạc khi còn nhỏ.
Hiểu biết: Viết ra những tác động mà sự việc này có thể đã gây ra đối với đời sống tài chính hiện nay của bạn.
Tách biệt: Bạn có thể nhận ra rằng cách sử xự này của bạn chỉ là kết quả của việc tiếp thu một cách thụ động chứ không phải là bạn? Bạn có thấy hiện tại bạn có quyền lựa chọn cách hành xử khác, trở nên khác?
Tuyên bố: Hãy để tay lên trán bạn và nói to:
“Tôi đã loại bỏ những ảnh hưởng không tích cực từ những trải nghiệm liên quan đến tiền từ quá khứ. Kể từ bây giờ, tôi sẽ tạo ra tương lai mới của mình, giầu có và thành công.”
Hiểu biết: Viết ra những tác động mà sự việc này có thể đã gây ra đối với đời sống tài chính hiện nay của bạn.
Tách biệt: Bạn có thể nhận ra rằng cách sử xự này của bạn chỉ là kết quả của việc tiếp thu một cách thụ động chứ không phải là bạn? Bạn có thấy hiện tại bạn có quyền lựa chọn cách hành xử khác, trở nên khác?
Tuyên bố: Hãy để tay lên trán bạn và nói to:
“Tôi đã loại bỏ những ảnh hưởng không tích cực từ những trải nghiệm liên quan đến tiền từ quá khứ. Kể từ bây giờ, tôi sẽ tạo ra tương lai mới của mình, giầu có và thành công.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét