Án lệ của Amway


Không có phán quyết pháp lý nào lại có nhiều tác động đến ngành kinh doanh bán hàng trực tiếp hơn trường hợp án lệ của FTC với Amway (Amway bị kiện). Vào 1975, FTC buộc tội Amway được điều hành theo cơ cấu hình tháp ảo. Sau bốn năm kiện tụng, đến năm 1979, Amway thắng kiện. Chánh án toà án tối cao đã phán quyết rằng chương trình KDTM của Amway là một cơ hội kinh doanh hợp pháp trái ngược với một sơ đồ hình tháp ảo. Jeffrey Babener


Ngành KDTM chịu ơn Amway

Không có phán quyết pháp lý nào lại có nhiều tác động đến ngành kinh doanh bán hàng trực tiếp hơn trường hợp án lệ của FTC với Amway (Amway bị kiện). Vào 1975, FTC buộc tội Amway được điều hành theo cơ cấu hình tháp ảo. Sau bốn năm kiện tụng, đến năm 1979, Amway thắng kiện. Chánh án toà án tối cao đã phán quyết rằng chương trình KDTM của Amway là một cơ hội kinh doanh hợp pháp trái ngược với một sơ đồ hình tháp ảo.
Nếu như Amway thua, lịch sử KDTM kể từ sau 1979 đến nay có thể đã không tồn tại. Chiến thắng của Amway đã mở đường cho hàng trăm công ty KDTM tiến theo sau. Quyết định này có vai trò quan trọng đến nỗi: FTC trong suốt 20 năm sau chỉ nhắm bắn vào những động thái "dễ lầm lẫn" của các công ty KDTM chẳng hạn như những khiếu nại về sơ đồ lợi tức hoặc y học hơn là tấn công vào "cơ cấu" của chương trình KDTM. Ngành KDTM thật sự đã nợ Amway ơn sâu.

Những vụ kiện" Hình tháp ảo "

KDTM/kinh doanh đa cấp/bán hàng trực tiếp vẫn tiến theo lộ trình an toàn và hợp pháp cho đến khi những hình tháp ảo xuất hiện và sinh sôi nảy nở trong bối cảnh thập niên 70. Một chương trình có tên gọi "Dare to be great" được Glen W.Turner quảng bá rộng rãi là ví dụ. Như những sơ đồ hình tháp ảo khác, "mặt hàng" duy nhất được phân phối thông qua chương trình này là tiền. Không có những hàng hóa hoặc dịch vụ hữu hình nào được bán với mức giá phải chăng của thị trường kèm theo những hoạt động tuyển mộ. Thực tế tại mỗi bang đều đã có những công dân bị chương trình này cùng những chương trình khác tác động mà đa số cơ quan chính quyền đều thống nhất chúng thực chất là những sơ đồ "treo cổ". FTC đã thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo điều chỉnh những sơ đồ hình tháp ảo và dây chuyền điều hành bất hợp pháp khác từ rất sớm: trong vụ kiện công ty Koscot Interplanetary Inc (1975), FTC công kích mạnh mẽ :

* Những chi phí tham gia Lớn,
* Áp đặt tích luỹ và mua hàng dự trữ
* Những chương trình trong đó những nhà phân phối bị lầm đường lạc lối vào những ma trận hoa hồng lớn mà họ tin rằng có thể kiếm được
* Những chương trình trong đó hoa hồng không được tính dựa vào doanh số của việc bán sản phẩm tới những người tiêu dùng cuối cùng.

Uỷ ban an ninh về chi trả hoa hồng(SEC) cũng can thiệp vào toàn cục của “Dare to be Great” chứng minh rằng những quy chế an toàn cũng cần áp dụng vào ngành KDTM. Trong vụ kiện giữa SEC và Glen W Turner Inc., (1973) Toà phúc thẩm Ninth Circiut, Mỹ tái khẳng định rằng những động thái an ninh là "được thiết lập để bảo vệ công chúng Mỹ khỏi của những kẻ chủ mưu thiết lập sơ đồ mưu đồ gian lận". Chương trình “Dare to be great” được xem như một "Hợp đồng đầu tư " được kiểm soát bởi những chế luật về an toàn cho người tiêu dùng và vì vậy nó nằm trong sự điều chỉnh của SEC. Đây là một án lệ thiết lập sự phân biệt giữa "những sơ đồ gian lận hoặc thiếu minh bạch" và những hoạt động bán hàng trực tiếp hợp pháp. Vụ việc này cũng góp phần xác lập vai trò của SEC trong việc ủng hộ quyền lợi của những công ty hợp pháp và đồng thời có quyền truy tố những kẻ phạm tội.

The Koscot, Dare To Be Great và những trường hợp hình tháp ảo khác đã để lại vị chua trong miệng công chúng Mỹ. Những án quyết trong suốt đầu thập niên 70 là nốt lặng trong lịch sử hợp pháp của ngành KDTM. Kết quả của những động thái này phần nào cho thấy, ngành KDTM đã bị thiệt thòi do thiên kiến của những quan chức chính quyền. Những nhà lập pháp và những thẩm phán của bang nói chung thường tự dành cho họ cái quyền loại trừ tất cả các hình thức hoạt động bán hàng trực tiếp với mục đích cố gắng không chừa đường thoát cho những sơ đồ hình tháp bất hợp pháp hoặc những kẻ bán hàng bất lương nhằm đảm bảo khuôn khổ điều hành của Bang. Thực tế các bang đều thông qua những quy chế về "hình tháp ảo" mà, không may, thường là mập mờ và không rõ ràng đến mức trở nên cưỡng chế chuyên quyền và bất nhất. Chính ngành KDTM cũng bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng kết hợp những đạo luật về cơ hội kinh doanh, những quy chế an ninh nhượng quyền, về xổ số, và những quy chế ưu tiên cũng như chính sách cưỡng chế do Cục Bưu chính Mỹ thông qua trong luật xổ số và luật chống gian lận của nó.

Quy tắc bảo vệ của Amway 

Việc FTC truy tố Amway vào giữa thập niên 70 tưởng như đã là chiếc hòm tẩm liệm toàn bộ KDTM/ Kinh doanh đa cấp / công nghiệp bán hàng trực tiếp. Trong vụ Amway, vào năm 1979, FTC đã cố buộc Amway là một sơ đồ hình tháp ảo và, vì thế, theo quy định trong luật bảo vệ người tiêu dùng của FTC thì đó là một doanh nghiệp bất chính và lừa bịp.

Vụ kiện này đã kéo dài trong nhiều năm. Amway cuối cùng cũng thắng kiện, và trong quyết định của toà án 1979 phán quyết rằng phương pháp tiếp thị của nó là một cơ hội kinh doanh hợp pháp. Quyết định này sau đó trở thành "Quy tắc an toàn Amway", mà hiện nay là một trong những tiêu chuẩn pháp lý quan trọng nhất mà những toà án và các cơ quan hành pháp xác định là cơ sở hợp pháp cho một doanh nghiệp KDTM/Kinh doanh đa cấp/bán hàng trực tiếp.

Trong quyết định của Toà án tối cao, hoạt động kinh doanh của Amway được chỉ ra ba đặc tính tốt :

1.Amway yêu cầu các nhà phân phối của nó tiến hành bán lẻ, theo chính sách "Mười chính sách khách hàng bán lẻ" nằm trong hợp đồng mà những nhà phân phối ký xin tham gia. Quy tắc này yêu cầu rằng những nhà phân phối phải có doanh số bán lẻ 10 mặt hàng mới đượcc xem là đủ tiêu chuẩn để nhận những khoản hoa hồng và tiền thưởng đối với doanh số/ lợi tức đươợc làm ra từ nhà phân phối khác trong mạng lưới kinh doanh của họ.
2.Amway yêu cầu các nhà phân phối của nó phải bán được tối thiểu 70% sản phẩm được mua trong đơn đặt hàng cũ trước khi đặt mua hàng mới. (quy định của Amway cho thấy yêu cầu "việc sử dụng của cá nhân" trong mục đích của quy tắc 70%)
3.Amway có một chính sách" trả lại hàng" công khai cho những hàng hoá không bán hoặc không xuất kho được. Chính sách này cho phép những giới hạn hợp lý, bao gồm cả một khoản thời gian nhất định tối đa kể từ khi nhà phân phối mua hàng từ công ty và hàng hoá đó hiện thời vẫn còn trong danh sách công ty cung cấp cho khách hàng. N cũng quy định một chi phí "tái nhập kho” tối thiểu. Những chính sách về việc “trả lại hàng” đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ của họ cho những nhà phân phối quyết định chấm dứt hợp đồng với một công ty, và không muốn bị "kẹt" với hàng tồn không bán đơược.
Thông qua việc tuân theo ba tiêu chuẩn này, những công ty KDTM và bán hàng trực tiếp mang theo cho mình "chiếc ô bảo hộ hợp pháp ". “Quy tắc an toàn Amway” đã được trích dẫn thành công nhiều lần sau đó kể từ năm 1979 làm rào chắn bảo vệ của những công ty hoạt động hợp pháp.

Vụ kiện Amway vẫn còn là án lệ

Hơn hai thập niên sau, quyết định Amway vẫn được trích dẫn trong mỗi trường hợp thực tế của liên bang hoặc mỗi bang khi có liên quan đến một công ty KDTM. Mặc dù sự căng thẳng sẽ luôn luôn tồn tại giữa ngành kinh doanh và chính phủ qua định nghĩa thế nào là "doanh số bán lẻ" chẳng hạn như: dùng cho nhà phân phối hay dùng cho cá nhân không tham gia… Những quy tắc bảo vệ của Amway vẫn tiếp tục là "chuẩn mực vàng" trong việc đánh giá sự khác nhau giữa KDTM hợp pháp và những hình tháp bất hợp pháp.
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét